Kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Sau đây là một số kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường nuôi tôm.

 

1. Cách sử dụng chế phẩm sinh học trước khi thả giống

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trước khi thả giống là cần thiết, bởi khi đưa vi sinh vật có lợi vào môi trường ngay từ đầu sẽ giúp chúng phát triển “chiếm giữ địa bàn” ngay từ đầu và cạnh tranh, hạn chế vi sinh vật có hại phát triển. Mặt khác góp phần ổn định môi trường nước trong thời gian nuôi, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh. Tuy nhiên, tùy theo mô hình nuôi việc sử dụng chúng trước khi thả giống sẽ khác nhau.

  • Đối với mô hình nuôi tái sử dụng nước (tuần hoàn nước) hay mô hình nuôi có nguồn nước đã qua ao chứa lắng đúng quy trình kỹ thuật:

Sơ đồ 1

Chế phẩm sinh học được sử dụng 2 lần để chuẩn bị nước trước thả giống (không sử dụng hóa chất).

– Lần 1: Sử dụng sau khi lấy nước đầy ao khoảng 7-10 ngày và sử dụng liều cao gấp 2-3 lần nhà sản xuất, thời gian sử dụng vào lúc trời nắng. Mục tiêu sử dụng lần đầu với liều cao là giúp cho vi sinh vật phân hủy các chất cặn bã, khí độc còn lại sau khi đã qua lắng lọc.

– Lần 2: Sử dụng trước khi thả giống 2-3 ngày, liều dùng theo nhà sản xuất để nâng cao tính ổn định chất lượng nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển “chiếm giữ địa bàn” ngay từ đầu và cạnh tranh, hạn chế phát triển của vi sinh vật có hại.

Xen kẽ giữa 2 lần xử lý CPSH trên cần bón phân gây màu, khoáng chất để ổn định môi trường.

  • Đối với mô hình nuôi sử dụng nước mới, thời điểm diễn biến bệnh phức tạp, hay mô hình nuôi có nguồn nước không thông qua ao chứa lắng hay thông qua ao chứa lắng nhưng không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật: 

Sơ đồ 2

– Sự lựa chọn CPSH sử dụng ở giai đoạn chuẩn bị nước: Giai đoạn này thường sử dụng nhóm hiếu khí bắt buộc, vì hàm lượng oxy cao (chưa thả tôm), tảo chưa phát triển nhiều.

*Chú ý:

Đối với những ao mới nên chọn những dòng Chế phẩm sinh học là những vi khuẩn có lợi, không nhất thiết sử dụng những Enzyme cho giai đoạn chuẩn bị nước trước thả giống.

Sơ đồ (1) đang được nhiều nhà khoa học và nhà chế biến khuyến cáo áp dụng bởi đây là quy trình sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học để xử lý, không sử dụng hóa chất. Điều này có thể giúp cho sản phẩm đạt về mặt an toàn thực phẩm và không sợ nhầm thuốc giả.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác, đặc biệt là người nuôi lại cho rằng trong nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh/siêu thâm canh, nước cần phải được diệt khuẩn trước khi thả giống nhằm hạn chế bệnh xảy ra cho tôm nuôi về sau, vì CPSH không thể khống chế mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi trong một thời gian ngắn và triệt để như sử dụng hóa chất. Sau khi duyệt khuẩn một thời gian nhất định, khử hóa chất tồn lưu rồi sử dụng CPSH trước 2-3 ngày thả giống là an toàn hơn.

2. Cách sử dụng CPSH trong giai đoạn đầu (tôm 1-30 ngày tuổi)

Đây là giai đoạn quan trọng cho tất cả mô hình nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh/siêu thâm canh bởi: Việc quản lý môi trường tốt hay không tốt ở giai đoạn này sẽ tác động và ảnh hưởng đến môi trường nước; sức khỏe, tăng trưởng, sức đề kháng và bệnh ở tôm (bệnh chết sớm – EMS, bệnh liên quan gan tụy, đường ruột,…).

Ở giai đoạn tôm 1 tháng tuổi, môi trường nước thường tồn tại một lượng nhất định phiêu sinh vật. Trong đó tảo là phiêu sinh thực vật yêu cầu bắt buộc hiện diện phải có. Tảo sẽ góp phần điều hòa các yếu tố môi trường nước và là nguồn thức ăn cho tôm, đặc biệt là giai đoạn mới thả giống. Mặt khác, ở giai đoạn này quá trình hình thành mùn bã hữu cơ trong đáy ao cũng chưa cao, nên để quản lý môi trường tốt và tăng sức đề kháng của tôm khi sử dụng CPSH cần quan tâm đến những vấn đề sau:

– Nên lựa chọn CPSH có chức năng nghiêng về quản lý môi trường nước và có xu hướng kích thích tảo phát triển;

– Nên lựa chọn CPSH hiếu khí để quản lý môi trường ở giai đoạn này;

– Thời gian sử dụng CPSH dạng này là vào buổi trưa nắng;

– Liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất. Tuy nhiên tùy mô hình nuôi và mục đích sử dụng, tần suất sử dụng có thể thay đổi ngắn lại.

– Với ao đất không có hệ thống xi phong đáy ao cần sử dụng men vi sinh nhiều lần và liều lượng cao hơn ao bạt (có hệ thống xi phong).

– Trước khi đánh chê phẩm sinh học cần nhân sinh khối. Có nhiều cách nhân sinh khối. Có thể tham khảo ( sx 200 lít = 180 lít nước +100g thức ăn+ 4 lít mật rỉ đường + 2kg chế phẩm vi sinh + 500gg men bánh mì tươi + 2kg cám gạo và trái thơm băm nát sục khí mạnh trong 48).

3. Cách sử dụng CPSH ở giai đoạn nuôi từ 30 ngày tuổi đến thu hoạch

Ở giai đoạn nuôi khoảng 30 ngày tuổi, tiến trình sinh tổng hợp Protein ở các mô, cơ mới của tôm tăng mạnh; cần một lượng lớn Lipid dự trữ ở gan, tụy; sự phân chia tế bào gia tăng nên tôm bắt đầu đòi hỏi nguồn thức ăn lớn để đảm bảo nhanh quá trình lột xác xảy ra. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, quá trình tích lũy mùn bã hữu cơ ở đáy ao cũng bắt đầu hình thành và tăng mạnh (do xác tảo tàn, xác lột, phân tôm, thức ăn thừa phân hủy, chất lơ lửng trôi dạt từ bờ xuống hay bị xáo trộn từ đáy ao,…). Do đó việc sử dụng CPSH cần quan tâm những vấn đề sau:

– Nên lựa chọn CPSH có chức năng nghiêng về quản lý chất cặn bã hữu cơ và có xu hướng hạn chế tảo phát triển;

– Có thể sử dụng xen kẽ CPSH hiếu khí và yếm khí. Tuy nhiên CPSH hiếu khí sử dụng vào trưa nắng, CPSH yếm khí sử dụng chiều mát hay buổi đêm;

– Ở giai đoạn này nên sử dụng liều lượng cao hơn và tần suất sử dụng ngắn hơn so với nhà sản xuất;

Trích Tép Bạc 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM