NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC

Dinh dưỡng trong quá trình lột xác của Tôm 

Tôm có lớp vỏ kitin giàu canxi bao bọc bên ngoài cơ thể tạo thành một khung xương chắc chắn bảo vệ cho các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, tôm sẽ bắt đầu lột xác tạo điều kiện cho cơ thể phát triển, đây là một trong những điểm sinh lý đặc trưng của tôm nuôi. Thông thường, tôm thẻ chân trắng sẽ lột xác vào ban đêm, thời điểm từ 22h-2h sáng hôm sau. Những con tôm khỏe mạnh thì quá trình lột xác chỉ kéo dài khoảng 5-7 phút. Sau khi tôm lột vỏ, sức khỏe của tôm còn yếu và lớp vỏ kitin chưa hoàn thiện khiến tôm rất dễ bị nguy hiểm.

Khi tôm lột xác đồng nghĩa với việc kích thước, trọng lượng của tôm cũng tăng lên, do đó năng suất nuôi tôm sẽ phụ thuộc vào hoạt động lột xác của chúng. Chính vì thế, người nuôi luôn muốn kích thích tôm lột xác đồng loạt, nâng cao năng suất và chất lượng tôm khi thu hoạch. Thế nhưng hoạt động này lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng cũng như các chỉ số môi trường nước nuôi. Nếu tôm đầy đủ dinh dưỡng sẽ lột vỏ theo đúng chu trình, nếu cho ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng, tỷ lệ lột vỏ của tôm sẽ kém. 

  • Nhu cầu dinh dưỡng cho tôm nuôi

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính khiến tôm bị còi cọc và khó lột xác. Bởi khi đó tôm không được cung cấp đủ chất cần thiết để có thể đẩy lớp vỏ cũ. Vì thế, để cho tôm lột xác được đồng loạt, người nuôi nên tập trung vào hai yếu tố chính là dinh dưỡng và khoáng chất.

  • Protein

Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu protein thấp hơn như tôm sú. Nhu cầu protein trong thức ăn của tôm thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của tôm.

  • Hydratcarbon

Loài giáp xác có nhiều men tiêu hóa hydratcarbon để giúp tiêu hóa thức ăn như: 

Amylaza 

Maltaza 

Kitinaza 

Cellulaza 

Tuy nhiên, tôm có ruột, dạ dày ngắn nên khả năng tiêu hóa chất xơ kém. Vì vậy, hàm lượng chất xơ bổ sung vào thức ăn tôm hợp lý là khoảng 4 – 5%, thường là từ nguồn bột cỏ hoặc rong biển. 

Bà con có thể bổ sung vào thức ăn men vi sinh tiêu hóa BP Digest nhằm bổ trợ thêm lợi khuẩn cho đường ruột, phân cắt thức ăn tốt hơn. 

Men vi sinh tiêu hóa Bp Digest

  • Lipid

Lipid có vai trò cung cấp năng lượng, các acid béo thiết yếu, hoạt hóa và cấu thành các enzyme, tham gia vào xây dựng cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ hấp thu các vitamin A, D, E, K và một số chất khác.

Lipid cũng là tiền chất cho quá trình chuyển hóa, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và lột xác ở tôm, nâng cao hệ miễn dịch trong tôm. Ngoài ra, lipid còn tạo độ ngon cho thức ăn. Do tôm không có muối mật và axit mật nên hạn chế việc tiêu hóa lipid. Vì vậy, hàm lượng lipid trong thức ăn chăn nuôi luôn đảm bảo dưới 10%.

  • Vitamin

Nhóm vitamin B, C và E rất cần thiết bổ sung vào thức ăn. Vitamin nhóm D, C khi dùng với số lượng nhiều cho phản ứng ngược dẫn đến dịch bệnh. Vitamin A và K là rất cần thiết trong thành phần thức ăn tôm.

  • Khoáng chất

Tôm có thể hấp thu trực tiếp khoáng qua mang từ môi trường nước. Vì vậy, nhu cầu khoáng cho tôm phụ thuộc vào khoáng môi trường sống của tôm. Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng cao hơn tôm sú do chu kỳ lột xác nhanh hơn. 

Chất khoáng hòa tan có trong ao là yếu tố quan trọng giúp tôm lột xác đồng đều và tái tạo nhanh lớp vỏ mới. Thực tế cho thấy những ao nuôi tôm có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan càng cao và ngược lại.

Bổ sung khoáng đa vi lượng 

Do vậy, tùy thuộc vào đặc điểm từng ao người nuôi cần phải bổ sung khoáng đầy đủ trước, trong và sau khi lột xác để tôm lột nhanh chóng cứng vỏ.

Khoáng sử dụng trong nuôi tôm có 2 dạng: Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Khoáng đa lượng bao gồm các khoáng chất được cung cấp dưới dạng các hợp chất như MgSO4, CaCl2, MgCl2 hoặc vôi, muối ăn. Loại này được sử dụng để đánh trực tiếp vào nước.

Khoáng vi lượng bao gồm: Fe, Mn, Cu, Zn, I, Co, Cs, Ni, Se, F, Mo, Sn, Cr, Sr, V và Si, phối trộn ở dạng bột hoặc nước dùng để trộn với thức ăn.

Dòng Khoáng tạt BP Mine Biopro Khánh Hòa có đầy đủ các yếu tố trên:

Trước thu hoạch từ 5 – 10 kg/1000m3Giúp cải thiện sức khỏe tổng quát và tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm, cá

      • Sản phẩm dùng định kỳ 1 – 2 kg/1000m3
      • Giúp tôm cứng vỏ nhanh: 3 – 10 kg/1000m3
      • Cải thiện sự tăng trưởng ADG (tăng trọng ngày) và FCR trong nuôi trồng thủy sản
      • Giúp cải thiện tình trạng thiếu vi lượng vi khoáng chất
      • Bổ sung khoáng chất giúp tôm cứng vỏ
      • Ổn định và cân bằng lượng khoáng trong nước, giúp môi trường nước ổn định.
      • Liều dùng:
      • Sản phẩm dùng định kỳ 1 – 2 kg/1000m
      • Giúp tôm cứng vỏ nhanh: 3 – 10 kg/1000m3
      • Trước thu hoạch từ 5 – 10 kg/1000m3

Thường xuyên kiểm tra giai đoạn lột xác của tôm trong ao, thông qua các dấu hiệu trên tôm. Mọi người nên chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác sẽ giúp tôm lột xác thành công, tăng trưởng và phát triển tốt. Cảm ơn bà con đã theo dõi, hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết tiếp theo.

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
3
CHẨN ĐOÁN BỆNH TÔM THÔNG QUA MÀU SẮC TRÊN GAN
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
3
CHẨN ĐOÁN BỆNH TÔM THÔNG QUA MÀU SẮC TRÊN GAN
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM