Hoàn thiện chính sách hỗ trợ nuôi biển

Phát triển thủy sản góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc phòng; đồng thời bảo đảm sinh kế biển bền vững, tăng thu nhập cho người dân, khai thác tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường biển, phát triển bền vững kinh tế đất nước.

Trong thời gian qua, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển tuy phát triển rộng rãi nhưng nghề nuôi biển mới đạt trình độ thấp, tập trung chủ yếu ở khu vực ven bờ và đã bộc lộ một số bất cập như: Còn manh mún, nhỏ lẻ; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu; việc cung cấp con giống, thức ăn, công nghệ nuôi nhiều hạn chế; chưa hình thành được các chuỗi giá trị, chưa có thị trường ổn định; phải đối mặt với không ít những rủi ro về thiên tai, môi trường và dịch bệnh; nuôi biển ven bờ còn chồng lấn với các ngành khác như giao thông, du lịch,… dẫn đến phát triển chưa bền vững.

Ảnh minh họa

Vì vậy, rất cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ để phát triển bền vững kinh tế biển, cụ thể hóa mục tiêu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh. Trước hết, cần có tư duy đổi mới, đột phá, phù hợp với xu thế chung toàn cầu về phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn biển, nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu…

Để thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược về phát triển thủy sản; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, rất cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ, huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển thủy sản. Do đó, việc xây dựng và thực hiện “Nghị định về chính sách phát triển thuỷ sản” thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ là cần thiết. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản. Đáng chú ý, dự thảo Nghị định đã đề cập đến một nội dung mới về chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với nuôi biển.

Hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với nuôi biển

Theo dự thảo, đối tượng được hỗ trợ là Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên biển/ Cơ sở sản xuất giống cá biển. Điều kiện hỗ trợ được đề xuất như sau:

Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên biển đáp ứng các điều kiện sau: Đã được cấp giấy phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển và được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; Quy mô nuôi tối thiểu 05 ha hoặc có 10 lồng bè nuôi (thể tích lồng bè tối thiểu 1.000 m3/lồng) hoặc công suất tối thiểu 300 tấn sản phẩm nuôi/năm; Sử dụng vật liệu composite, HDPE làm lồng bè nuôi; Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; Sử dụng tối thiểu 30% lao động đăng ký thường trú tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, nơi chủ cơ sở thực hiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển.

Cơ sở sản xuất giống cá biển đáp ứng các điều kiện sau: Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Công suất sản xuất 05 triệu giống/năm trở lên; Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề xuất mức hỗ trợ một lần sau đầu tư nuôi biển như sau:

Đầu tư mới cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên biển: 01 triệu đồng cho 01 m3 lồng bè nuôi ở vùng biển ngoài 06 hải lý, ven đảo theo quy định; 0,4 triệu đồng cho 01 m3 lồng bè ở vùng biển từ 03 đến 06 hải lý theo quy định.

Cơ sở sản xuất giống cá biển: hỗ trợ không quá 30% giá trị đầu tư mới hoặc nâng cấp, nhưng không quá 10 tỷ đồng/cơ sở đầu tư mới, không quá 05 tỷ đồng/cơ sở nâng cấp.

Về trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị phê duyệt hỗ trợ cơ sở sản xuất giống cá biển hoặc nuôi trồng thuỷ sản trên biển: Tổ chức/cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi tổ chức/cá nhân đặt cơ sở sản xuất hoặc đăng ký kinh doanh). Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ,  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra thực tế, thẩm định, thông báo cho tổ chức, cá nhân kết quả thẩm định; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ.

Kinh phí hỗ trợ một lần sau đầu tư được tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Định kỳ trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, kết quả hỗ trợ của các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí từ ngân sách trung ương cho các địa phương.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất trên khi được áp dụng sẽ thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần giải quyết những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thủy sản. Bộ cũng đã ước tính nhu cầu kinh phí từ Ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện hỗ trợ một lần sau đầu tư cho nuôi biển khoảng 4.300 tỷ đồng

Ngọc Thúy – FICen

=> Xem thêm: Nguyên Liệu Men Vi Sinh dành cho thủy sản

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM