Phương pháp quản lý chất thải ao nuôi tôm

Bài viết cung cấp phương pháp tiếp cận nhằm giảm tác động của chất thải đến tôm nuôi, môi trường, và một số phương pháp nhằm quản lý tốt chất thải trong ao nuôi tôm.

 

Tác động của chất thải ao nuôi đến tôm

Chất lượng nước ao nuôi, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm bị ảnh hưởng rất lớn bởi chất thải có trong ao nuôi. Việc hút bỏ bùn thường xuyên từ đáy ao làm giảm các chất dinh dưỡng hữu cơ trong nước, giảm sự tiêu hao oxy trong nước do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, từ đó cũng giảm được sự hình thành và tích lũy các chất độc sinh như ammonia, sulfide…sinh ra từ bùn, do đó loại bỏ bùn có tác động quan trọng đến năng suất ao. 

Để lại bùn mà không rút bỏ có thể dẫn đến tích tụ bùn trong ao, việc này không chỉ khiến gia tăng nhu cầu oxy ở đáy ao, mà còn tạo điều kiện yếm khí dẫn đến sản sinh khí không mong muốn như hydrogen sulfide, NH3, NO2… Các loại khí không mong muốn được sinh ra từ chất thải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm,làm tôm giảm ăn từ đó dẫn đến tăng hệ số chuyển đổi thức ăn và suy giảm chất lượng nước ao nuôi. Khối lượng lớn các chất thải tích tụ trong ao tôm sẽ làm tăng nhu cầu oxy và gây cạn kiệt oxy ở đáy ao khiến cho tôm bị căng thẳng và dễ bị nhiễm bệnh. 

Ảnh hưởng của chất thải ao nuôi tôm với môi trường

Trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản thương mại thâm canh, nguồn nước thải chủ yếu từ thức ăn thừa và phân cá, 30% thức ăn khô chưa tiêu thụ và 30% thực phẩm được tiêu thụ dưới dạng phân (Axler et al. 1996).

Xả bỏ chất thải ao nuôi tôm vào môi trường nước lân cận làm tăng sự sẵn có dinh dưỡng thúc đẩy thực vật phù du tăng trưởng, do đó dẫn đến hiện tượng phú dưỡng của vùng nước. Việc xả bỏ chất thải ao nuôi tôm ra ngoài môi trường nước chung không những giảm chất lượng nước của tự nhiên mà còn có nguy cơ lây lan mầm bệnh cho những ao khác khi vô tình cấp phải nguồn nước vừa mới được ao khác thải ra. Vì vậy khuyến khích xử lý chất thải ao trước khi xả bỏ ra môi trường, và để đảm bảo an toàn dịch bệnh khuyến cáo người nuôi cần có ao lắng xử lý nước trước khi cấp trực tiếp vào ao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất thải trong ao tôm

1. Đất

Mỗi vùng đất nuôi tôm có một đặc điểm như: khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu khác nhau. Và những đặc điểm này ảnh hưởng đến việc quyết định loài nuôi và cả mô hình nuôi. Và hệ sinh thái của đất cũng có vai trò quan trọng quyết định đến hệ sinh thái của ao đất nuôi tôm và từ đó ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất thải nuôi tôm.

2. Chất lượng nước cấp:

Chất lượng nước cấp quyết định thành phần và hàm lượng thực vật phù du, động vật phù du, vi khuẩn, các chất dinh dưỡng, khoáng và cả mầm bệnh có trong nước. Nguồn nước cấp quyết định đến hệ sinh thái ao nuôi tôm/cá và từ đó nó cũng ảnh hưởng thành phần chất thải đáy ao.

3. Mô hình nuôi

Trong công nghệ nuôi trồng thủy sản, các biện pháp phù hợp phải được xem xét từ giai đoạn đầu của việc lựa chọn địa điểm và thiết kế trang trại đến giai đoạn vận hành xử lý nước thải. 

Hiện nay có 4 mô hình nuôi tôm: mô hình nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Mỗi mô hình nuôi sẽ có một cách quản lý ao nuôi khác nhau từ đó dẫn tới tỉ lệ chuyển đổi thức ăn và lượng chất thải trong ao cũng khác nhau.

4. Mật độ nuôi

Mật độ thả giống trong nuôi tôm được quyết định bởi 3 yếu tố chính: nguồn vốn sẵn có, hạ tầng trang thiết bị nuôi, trình độ quản lý. Mật độ thả nuôi tôm trong ao có tác động trực tiếp đến hiệu suất sinh trưởng và sản lượng trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tăng mật độ thả nuôi tôm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và làm chậm sự phát triển của tôm nếu nó không được hoạch định đúng cách.

Mật độ nuôi tôm càng lớn thì lượng chất thải tôm càng nhiều, nếu không kiểm soát lượng thức ăn thì lượng thức ăn dư thừa cũng tồn dư dưới đáy ao.

5. Quản lý và chăm sóc

Quản lý chăm sóc trong quá trình nuôi tôm như: Sục khí, quản lý cho ăn, xử lý chất thải, bổ sung men vi sinh, xiphong đáy ao… đều tác động đến thành phần và tính chất của chất thải nuôi tôm.

Để quản lý chất thải nuôi tôm hiệu quả

Cần có hệ thống ao lắng/ ao lọc

Hệ thống ao lắng góp phần loại bỏ những thành phần không mong muốn như mần bệnh, chất hữu cơ lơ lửng, sinh vật phù du, sinh vật trung gian mang mầm bệnh … giúp xử lý nguồn nước cấp trước khi bổ sung vào ao nuôi tôm.

Tỉ lệ ao lắng và ao nuôi ít nhất 20:80. Nhiều mô hình nuôi tôm đã đạt tỉ lệ thành công lớn bởi có hệ thống ao lắng xử lý nước bài bản. Bên cạnh đó việc đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với trình độ quản lý và cơ sở hạ tầng cũng rất cần thiết.

Xiphong đáy ao

Xi phong đáy ao là một bước quan trọng trong quá trình nuôi tôm.

Có 2 cách xi phong đáy ao cơ bản: Xi phong cố định và xi phong di động. Nên thiết kế ao nuôi và dàn quạt sao cho có thể gom chất thải lại 1 chỗ. Tùy mô hình nuôi và kết cấu ao nuôi mà thiết kế hố xi phong phù hợp.

 1.Sục khí

Sục khí nhằm cung cấp đầy đủ oxy hòa tan trong ao nuôi đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Lựa chọn máy sục khí dựa trên: mật độ nuôi, công suất sục khí, hình dạng ao nuôi.

Máy sục khí cho ao tôm cá là rất quan trọng nhất là với môi trường nuôi thâm canh và siêu thâm canh bởi công dụng của chúng không chỉ cung cấp oxy cho nước ao mà còn giúp tạo dòng chảy nhằm gom tụ chất thải vào hố xiphong và góp phần cung cấp đủ oxy cho quá trình chuyển hóa chất thải trong ao hạn chế sự tích tụ các khí độc hại.

Thức ăn và quản lý cho ăn

Chất thải nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào thành phần thức ăn và công nghệ cho ăn.

 Hiện nay có nhiều máy cho ăn tự động điều chỉnh theo nhu cầu của tôm/cá.

Lựa chọn thức ăn của nhà sản xuất uy tín, phù hợp với loài nuôi và kích cỡ nuôi. Cho ăn theo 4 định: định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian.

Thường xuyên sử dụng men vi sinh

Sử dụng men vi sinh thường xuyên góp phần ổn định chất lượng nước ao và hình thành hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Giúp cho các quy trình chuyển hóa chất thải xảy xa nhanh và tốt hơn. Càng về cuối vụ nuôi liều lượng men vi sinh sử dụng càng lớn hơn, nhất là với hệ thống nuôi tôm trong ao đất hoặc ít xi phong. 

Những gợi ý xử lý chất thải trong ao nuôi tôm

Ngoài những chiến lược nhằm giảm chất thải nuôi tôm như: sục khí, cho ăn tự động, công nghệ sản xuất thức ăn viên và công nghệ tuần hoàn… thì những công nghệ xử lý nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản không chỉ cần thiết cho sự phát triển của ngành mà còn quan trọng đối với tính bền vững của môi trường và tương lai nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu sử dụng các loài hai mảnh vỏ như sò đá Sydney (Saccotrea commercialis), vọp (Geloina coaxans) và hàu (Crassostrea sp.) cho thấy có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng TSS, mùn bã hữu cơ, TN, TP, chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh.

Sử dụng rong biển để hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải của các ao nuôi tôm như các loài rong biển như Ulva austrialisGracilaria arcuata có khả năng dùng để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm.

Việc sử dụng một số loài cá như cá đối (Mugil cephalus), cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá dìa (Siganus lineatus) để hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải của các ao nuôi tôm cũng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Trong thực tế một số trang trại nuôi tôm ở Việt Nam đã tận dụng nước thải nuôi tôm để nuôi cá kèo, nhưng mô hình này phải đảm bảo không sử dụng kháng sinh để hạn chế sự tồn dư kháng sinh trong cơ thể cá.

Gần đây, một công nghệ mới là bioga đã được đề xuất để sử dụng chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản để sản xuất khí sinh học. Kết quả thí nghiệm cho thấy sản xuất khí sinh học và mêtan tăng lên khi tỷ lệ cho ăn và tải trọng tích tụ tăng lên ở các trang trại nuôi cá (Lanari và Franci 1997)

Hy vọng những gợi ý này hữu ích cho bà con nuôi tôm!

Trích Tép Bạc

Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh xử lý nước và đáy ao BZT Biopro Khánh Hòa 

  • Thành phần: trong 1kg
  • Bacillus subtilis
  • Bacillus licheniformis
  • Các enzyme: Amylase, Protease, Cellulase…
  • Công dụng:
  • Xử lý khí độc, cải thiện oxi đáy ao, làm nước trở nên sạch sẽ, ổn định màu nước.
  • Phân hủy chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt đáy ao.
  • Kích thích vi sinh có lợi trong ao cùng phát triển, duy trì hệ sinh thái ao nuôi phù hợp cho nuôi tôm.
  • Làm giảm sự phát tiển của tảo độc và vi khuẩn gây hại trong ao nuôi.
  • Liều dùng:
  • Xử lý nước và đáy ao: 100 – 150 gam/1.000 m3, định kỳ 5 – 7 ngày/lần
  • Ao thả lâu ngày:sử dụng liều gấp đôi, định kỳ 3 – 5 ngày/lần

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM