Nhận biết Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng, trị bệnh

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện từ giai đoạn 20 – 90 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi. Bệnh thường xảy ra nhiều vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. 

Hình ảnh minh họa

Tác nhân

Bệnh do các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi gây ra. Những loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao giàu dinh dưỡng  (ô nhiễm) và tích tụ nhiều loại khí độc như NH3, NO2 và H2S, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thường thấp.

Ngoài vi khuẩn, nhiều nhóm sinh vật khác như động vật nguyên sinh, nấm cũng có thể xâm nhập và gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể gây tác động xấu đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Đồng thời, động vật nguyên sinh gây hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang (gọi là bệnh đen mang) ở tôm

Dấu hiệu nhận biết

Khi tôm bị bệnh, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là tôm bị mòn đuôi, cụt râu, tuy nhiên tôm vẫn ăn bình thường. Hay râu và đuôi tôm chuyển sang  màu đỏ (nhiễm khuẩn nặng), đuôi có thể bị phồng nhẹ, nhưng các dấu hiệu tổn thương rõ ràng như trên chưa xuất hiện

Giai đoạn kế tiếp của bệnh là nhiều đám đen rải rác trên vỏ tôm. Các đốm đen có thể xuất hiện trên giáp đầu ngực và toàn than tôm. Giai đoạn này tôm bắt đầu giảm ăn dần dẫn đến bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, chết rải rác trong ao, trong sàng. Có thể xuất hiện tình trạng bị trắng lưng, đục thân và lột xác không hoàn toàn (dính vỏ, dính chân)

Khi bệnh mức độ nặng hơn tức là tỷ lệ tôm xuất hiện đốm đen trên thân tăng cao và nhanh có thể chiếm tới 70% đàn tôm. Lúc này, gan tụy nhợt nhạt, tôm mấp mé, ruột rỗng.

Trị bệnh

Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh, việc đầu tiên cần làm là giảm cho ăn khoảng 10 – 30% lượng thức ăn thường ngày. Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng sản phẩm phù hợp theo từng độ tuổi của tôm, thực hiện càng sớm càng tốt. Sau 36 giờ diệt khuẩn, tiến hành cấy vi sinh với hàm lượng cao (có thể bổ sung mật rỉ đường để điều chỉnh độ PH). Cùng đó tăng cường sục khí cho ao nuôi.

Ngoài ra cần bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp, men vi sinh có lợi và các hoạt chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Lưu ý, người nuôi tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để trị bệnh.

Phòng bệnh

Thực hiện cải tạo ao kỹ trước vụ nuôi, thả nuôi với mật độ phù hợp khả năng quản lý của người nuôi, diện tích ao nuôi, hệ thống quạt nước và độ sâu nước ao nuôi.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt vụ nuôi.

Định kỳ 5 – 7 ngày/ lần kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cho tôm ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tôm luôn được khỏe mạnh, kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào ao (để hạn chế chất thải và giảm chi phí sản xuất), hạn chế tối đa các tác động không cần thiết khiến cho tôm bị stress. Sau 15 ngày nên đặt sàng để theo dõi tôm nhằm phát hiện bệnh sớm nhất. Bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất, các loại vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt, không nuôi gia súc và gia cầm trong khu vực hộ nuôi; sử dụng lưới ngăn chim cò súc vật, dụng cụ, trang thiết bị riêng biệt cho từng ao; chú ý vệ sinh công nhân, kỹ thuật lao động khi chăm sóc tôm, nhất là khi ao có bệnh.

  • Về nguyên tắc, phần lớn các nhiễm khuẩn có tốc độ lây lan nhanh, có thể nhiễm theo chiều dọc (từ tôm bố, mẹ, trại giống) và chiều ngang (từ môi trường). Dựa trên yếu tố này, việc phòng bệnh phải theo hướng đến biện pháp cải tạo và duy trì chất lượng môi trường ao nuôi tốt.

Trích Thủy Sản Việt Nam 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM