GIẢI PHÁP BỔ SUNG CHO TÔM CÁ GIÚP CHỐNG STRESS, TĂNG ĐỀ KHÁNG MÙA NẮNG NÓNG

Tại sao mùa nắng nóng thì động vật nói chung và thủy sản nói riêng lại cần tăng cường sức đề kháng? Nói chính xác hơn thì mùa nào cũng cần tăng sức đề kháng, nhưng mùa nắng thì cần đặc biệt chú ý hơn vì dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, các yếu tố hóa lý của môi trường nước thay đổi làm thủy sản cần sức khỏe tốt hơn để thích ứng. Ngoài việc cho tôm ăn thức ăn đầy đủ, để tôm có tỷ lệ sống cao, phát triển khỏe mạnh cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết.

Trong thức ăn thủy sản phải chứa đầy đủ các thành phần protein, lipid, carbohydrate, khoáng đa vi lượng, vitamin mới đảm bảo đủ chất. Trong đó protein, lipid, carbohydrate hay còn gọi là đạm, béo, đường chiếm tỷ trọng lớn, còn lại vitamin và khoáng thì chỉ cần một lượng nhỏ, nhỏ nhưng không thể thiếu. Hấp thu đầy đủ các thành phần này sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, chống chọi lại bệnh tật tốt. 

  • Vitamin C

Vitamin, khoáng cần cung cấp cho thủy sản

  • Thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện:
  • Thiếu vitamin B, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa, hô hấp, tôm cá chậm lớn.
  • Thiếu vitamin H, tổn thương ở đại tràng, mang cá nhợt nhạt, kém ăn, sinh trưởng giảm.
  • Thiếu vitamin M, tôm cá thiếu máu, mang cá và gan nhợt nhạt, bụng phình to, vận động kém.
  • Và quan trọng nhất là vitamin C, đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống sốc và tăng sức đề kháng cho tôm cá. Thiếu vitamin C gây nên bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm, xuất huyết, mức độ phục hồi vết thương kém.

Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe tôm cá

Vì tôm cá không có khả năng tổng hợp vitamin C nên nhất định phải bổ sung vào thức ăn.

  • Giảm stress cho tôm cá khi môi trường biến động, nhiệt độ nước tăng cao, khi san thưa, thu tỉa, trong quá trình xử lý nước như cắt tảo, diệt khuẩn,…
  • Kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, ngăn chặn vi khuẩn, virus, nấm bám lên tế bào, từ đó ngăn ngừa mầm bệnh hình thành và bùng phát.
  • Bảo vệ tôm cá khi nguồn nước ô nhiễm, khí độc NH3, NO2 tăng cao làm cá ngộp, yếu sức.
  • Trong quá trình chuyển hóa năng lượng sẽ tạo ra các chất oxy hóa, phá hoại, làm “rỉ sét” cơ thể, vitamin C lúc này đóng vai trò là chất chống oxy hóa, ngăn chặn và chữa lành cho cơ thể tôm cá.
  • Hình thành collagen, giúp tôm cá mau lành vết thương, nội tạng mau hồi phục sau khi mắc bệnh. 
  • Hỗ trợ sự phát triển bình thường của hệ sinh sản, tối ưu khả năng đẻ trứng, nhờ có vitamin C ấu trùng nở ra sẽ phát triển tốt hơn, tăng tỷ lệ sống sót.

Lưu ý:  Khi sử dụng vitamin C là không dùng kết hợp với kháng sinh. Vì vitamin C là axit yếu, nếu dùng chung kháng sinh sẽ bị mất tác dụng. Chỉ khi tôm cá đã khỏi bệnh mới bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn nhé.

  • Men vi sinh

Bổ sung men tiêu hóa – một chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp ở dạng bột, dùng để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. Giúp tôm, cá tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh, ổn định hệ vi sinh có lợi, tiêu diệt các vi sinh vật có hại, giúp phòng chống hữu hiệu bênh đường tiêu hóa. 

Hình thái qua kính hiển vi của men vi sinh 

Liều dùng 3-5gr trong 1kg thức ăn, cho ăn suốt vụ nuôi. Các giống vi sinh vật được sử dụng phổ biến như là Lactobacillus sp., Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Saccharomyces. Tuy nhiên, mỗi giống vi sinh vật sẽ có công dụng, vật chủ và cách dùng khác nhau, do đó việc sử dụng đúng là lựa chọn loại probiotics phù hợp với công dụng của từng chủng vi sinh.

  • Beta-glucan (β-Glucan)

β-Glucan là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside. β-Glucan được tìm thấy trong thực phẩm như yến mạch, lúa mạch, nấm và nấm men.

Các hợp chất β-Glucan được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch đối với tôm, cá nuôi. β-Glucan có tác dụng tăng cường sức đè kháng, chống lại dịch bệnh, gây ra bởi các nhóm vi khuẩn gây bệnh, thậm chí ngăn chặn tác động của virus đốm trắng (WSSV) trên tôm. Bổ sung trực tiếp vào thức ăn hoặc tiêm kích thích hệ miễn dịch sau 48h trên tôm.

  • Sử dụng thảo dược

Người ta nhận thấy rằng nhiều hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng kích thích miễn dịch rõ ràng trên tôm nuôi. Một số thảo dược được nghiên cứu như nghệ, cây cỏ gà, me rừng, chè xanh, gừng, cỏ mực, dạ hoa, sầu đâu, diệp hạ châu. Trong đó, tỏi được biết như một loại kháng sinh tự nhiên mạnh giúp động vật thủy sản kháng lại các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng,virus, tăng hệ miễn dịch. Sử dụng sản phẩm có thành phần từ thảo dược giúp phòng và hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và an toàn cho tôm cá. 

Kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM