CÁCH XỬ LÝ NHỚT BẠT, NHỚT ĐÁY HIỆU QUẢ CHO AO NUÔI TÔM

Tình trạng nhớt bạt và nhớt đáy xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ sinh ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho đàn tôm và làm cho vi khuẩn trong ao gia tăng nhanh chóng. Chúng là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Nếu tôm ăn hoặc tiếp xúc với chất dịch nhầy, tôm nuôi sẽ dễ dàng mắc các bệnh đường ruột và gan tụy. Chính vì lẽ đó, việc biết được những nguyên nhân gây ra nhớt bạt, nhớt đáy cũng như cách xử lý kịp thời là việc vô cùng cần thiết.

Khi nhớt bạt xuất hiện cũng làm cho rong tảo phát triển mạnh mẽ. Tảo có lợi trong ao tôm (tảo lục, tảo khuê), tảo có hại trong ao tôm (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt). Tuy nhiên, khi việc kiểm soát mật độ tảo trong không thật sự chặt chẽ thì tảo có lợi hay tảo có hại cũng đều sẽ bị nở hoa (sụp tảo), thiếu oxy và gây nhớt đáy cho ao tôm. 

Nguyên nhân gây hiện tượng nhầy nhớt

Hiện tượng nhầy nhớt trong ao tôm 

Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc… có trong nước gây nên. Thời gian dài, bạt ao rất dễ bị đóng rong nhớt, đặc biệt là thời điểm cuối vụ khi mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ quá nhiều. Bên cạnh đó, với những ao nuôi có nước quá trong, khi ánh sáng xuyên thấu xuống đáy, phèn và kim loại nặng lắng tụ cũng tạo điều kiện cho rong nhớt bám trên bạt dày đặc hơn.

Ảnh hưởng của nhớt bạt đến ao tôm

  • Rong nhớt, tảo xuất hiện làm thay đổi môi trường
  • pH và độ kiềm không ổn định
  • Nhiều vi khuẩn và tạp chất bất lợi sinh ra trong nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến tôm.
  • Hàm lượng oxi hòa tan trong nước giảm
  • Tôm dễ mắc bệnh vàng mang, đen mang, đốm thân, phân trắng 

Tôm mắc bệnh

Đặc biệt, rong nhớt bám trên bạt chính là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, chúng có thể là kí sinh trùng, vi khuẩn hoặc cả virus. Nếu rong nhớt quá dày thì chúng còn cạnh tranh dinh dưỡng với sự phát triển của những nhóm tảo có lợi cho tôm.

Cùng với việc lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều mật rỉ đường cùng lúc sẽ gây ra nguy hiểm cho ao tôm. Vốn dĩ, mật rỉ đường là mật mía cô đặc của quá trình làm đường cát, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho tảo và vi sinh. Trong mật rỉ đường còn chứa rất nhiều hại khuẩn và nấm hại. Khi tồn dư dưới ao nuôi, sẽ gây ra tình trạng “xanh tảo”, khuẩn hại tăng nhanh, làm nước ao nuôi bị hôi và gây nhớt bạt, nhớt đáy.

 Giải pháp xử lý hiện tượng nhớt bạt 

Nhớt tôm phần lớn là tập hợp chất thải từ suốt thời kỳ nuôi. Vì vậy, bà con cần kiểm soát lượng chất thải một cách tối ưu nhất:

  • Ao nuôi tôm được cài đặt hệ thống lọc, lắng cặn với mục đích loại trừ những chất thải trước khi cung cấp cho ao tôm. Nhờ vậy, có thể loại bỏ được các mầm bệnh, chất hữu cơ hay các chủng sinh vật truyền bệnh.
  • Trước mỗi lần nuôi, bạt lót đáy ao phải được làm sạch và cọ rửa kỹ lưỡng. Trong thời gian nuôi tôm phải thường xuyên loại bỏ cặn bẩn.
  • Lựa chọn thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo, hợp lí với mọi lứa tuổi của tôm
  • Lượng thức ăn nên cho ở khẩu phần phù hợp, vừa phải, tránh hiện tượng dư thừa gây tồn động trong ao.

Một số cách phổ biến xử lí nhớt bạt

  • Sử dụng phương pháp chà bạt để giảm bớt độ nhớt của bạt. Nhược điểm của phương pháp chà bạt thủ công là cường độ lao động lớn, hiệu quả xử lý không cao.
  • Bà con có thể tham khảo dùng men vi sinh xử lí đáy ao BZT kết hợp với men vi sinh cắt tảo tẩy nhớt bạt định kì sẽ hạn chế được nhầy nhớt rong rêu trong ao mà không tốn quá nhiều công sức và thời gian.

Men vi sinh cắt tảo và tẩy nhớt bạt 

  • Bên cạnh đó, để hạn chế tác hại của nhớt bạt ao nuôi tôm, cần kiểm soát mực nước ao nuôi và độ trong phải luôn ổn định không cho ánh sáng xuyên xuống đáy. Trước khi thả giống nên gây màu nước ao, đồng thời tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên, bổ sung các axit amin cần thiết cho quá trình sinh trưởng của tôm.

Công ty Biopro Khánh Hòa chúc quý bà con có vụ mùa bội thu. Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911.121.781 để được kỹ thuật viên trực tiếp giải đáp.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo