Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Tầm quan trọng của việc gây màu nước
Trong việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, yếu tố giữ màu sắc nước ao đạt chuẩn rất quan trọng, ngoài việc giúp ngăn chặn ánh nắng xuyên thấu đáy ao, ngăn chặn rong, tảo đáy, còn giữ ổn định. Bên cạnh đó, trong nước ao đạt chuẩn còn có các khoáng chất cần thiết cho tôm. Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh nên chu kỳ lột xác ngắn. Sau mỗi đợt lột xác, tôm có khả năng hấp thu khoáng chất trong môi trường nước rất tốt, nhờ đó tôm săn chắc và cho màu sắc đẹp. Ngoài ra, nước ao đạt chuẩn còn có một lượng tảo có lợi là tảo lục, tảo khuê… đây là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm. Tảo có trong nước ao tôm còn giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp ổn đọn các thông số môi trường… Đó là lý do người nuôi cần phải gây màu nước và giữ màu sắc nước ao ổn định trong suốt vụ nuôi tôm.
- Lợi ích của việc tạo màu nước trước khi sang tôm
+ Ổn định môi trường nước
Màu nước tốt giúp giảm tác động từ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống đáy ao, ngăn ngừa sự phát triển của tảo đáy và giảm lượng khí độc như NH3, H2S.
+ Hỗ trợ hệ sinh thái tự nhiên
Các loài vi sinh vật phù du phát triển trong giai đoạn này sẽ cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm non, đồng thời giúp lọc sạch các chất thải hữu cơ và duy trì sự ổn định sinh học trong ao.
+ Giảm stress cho tôm giống
Tôm khi được thả vào môi trường nước đã có màu ổn định thường ít bị stress hơn, giúp tăng tỷ lệ sống và tốc độ phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến màu nước
- Hàm lượng oxy:Màu nước ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan, quan trọng đối với sự ổn định môi trường trong ao nuôi tôm.
- Ánh sáng:Màu nước giúp che phủ ánh sáng, hạn chế sự phát triển của tảo độc ở đáy ao, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển.
- Thức ăn tự nhiên:Màu nước ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật phù du, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên giúp giảm lượng thức ăn hữu cơ.
- Phòng ngừa bệnh:Màu nước ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật phù du, giảm độc tố và căng thẳng cho tôm , hạn chế mầm bệnh.
Việc tạo màu nước nên được thực hiện từ đầu vụ nuôi, trước khi thả tôm. Duy trì màu nước đòi hỏi phải duy trì các yếu tố môi trường nước ổn định, có hệ thống ao nuôi có độ sâu lớn.
Màu nước phù hợp tùy thuộc vào loại nước (nước ngọt, nước lợ)
- Nước ngọt:Màu xanh nhạt là tốt nhất vì có tảo xanh phát triển mạnh, hỗ trợ chuỗi thức ăn và giảm khí trong ao .
- Nước lợ:Thích hợp có màu vàng nâu (màu trà), kèm theo sự phát triển của tảo Silic giúp nuôi tôm.
Sử dụng chế phẩm sinh học gây màu nước cho ao
- Một số phương pháp gây màu nước và duy trì trong ao
Có rất nhiều phương pháp gây màu nước khác nhau như bón phân NPK, Urê hoặc sử dụng bột cá, bột đậu nành… Tuy nhiên, với các phương pháp này, màu nước sẽ lên nhiều loài tảo không tốt cho sức khỏe tôm. Đồng thời kích thích tảo phát triển quá mức, dẫn đến hiện tượng tảo tàn, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Một phương pháp khác vừa hiệu quả vừa bền vững với môi trường là tạt khoáng kèm sử dụng chế phẩm vi sinh để gây màu nước. Kết quả là màu nước ao có lên nhưng lên tốc độ khá chậm.
* Quy trình tạo màu nước cơ bản cho ao nuôi
+ Làm sạch và xử lý ao
Trước khi tạo màu nước, ao cần được cải tạo kỹ lưỡng để loại bỏ bùn đáy, chất thải hữu cơ và các mầm bệnh. Sau đó, tiến hành phơi đáy ao từ 5–7 ngày (đối với ao đất) để tiêu diệt vi khuẩn có hại và khử mùi hôi.
+ Cấp nước vào ao
Nước được bơm vào ao qua hệ thống lọc để loại bỏ tạp chất và mầm bệnh. Mực nước ban đầu thường duy trì ở mức 1.2m–1.5m, tùy thuộc vào thiết kế ao và điều kiện khí hậu.
+ Sử dụng vi sinh
Bổ sung vi sinh có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ, duy trì sự cân bằng sinh học và hỗ trợ quá trình tạo màu nước. Các chế phẩm vi sinh thường chứa các loại vi khuẩn như Bacillus hoặc Lactobacillus, giúp kiểm soát tảo độc và khí độc.
+ Theo dõi và điều chỉnh
Trong suốt quá trình tạo màu, người nuôi cần theo dõi sát sao các thông số nước như pH (6,5–8,5), độ kiềm (80–120 mg/L), và lượng oxy hòa tan (>5 mg/L). Nếu màu nước quá đậm hoặc nhạt, cần điều chỉnh lượng phân bón hoặc bổ sung vi sinh kịp thời.
Quản lý màu nước sau khi thả giống
- Sau khi thả tôm cần duy trì tảo phát triển và bón phân hóa học 2 ngày/lần, liều lượng 3 – 4 kg/ha trong 3 tuần đầu sau khi thả tôm.
- Ao khó lên màu cần bổ sung bột cá. Nấu bột cá, để nguội, cho men vào và ủ trong 48 giờ, sau đó rắc đều vào ao.
- Đối với ao nuôi tôm trên cát, khi tạo màu nước cần bổ sung Na2SiO2 với liều lượng 2 lít/ha, EDTA 1 kg/ha, axit boric 0,5 kg/ha; bón phân 3-4 ngày/lần để giúp ổn định tảo trong thời gian đầu.
- Sự phát triển của tảo trong ao phụ thuộc vào đất và nước. Thông thường, khi lượng thức ăn cho tôm ăn mỗi ngày > 15 kg/ha thì lượng phân tôm và một phần thức ăn hòa tan trong nước là đủ dinh dưỡng để duy trì sự phát triển của tảo.
- Kiểm soát tốt lượng thức ăn sẽ giúp kiểm soát tốt màu nước và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Sử dụng một số sản phẩm sinh học trong suốt chu kỳ nuôi sẽ giúp quản lý chất lượng nước cũng như màu nước tốt hơn.
Việc tạo màu nước trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Bởi màu nước quyết định đến tỷ lệ sống của tôm trong tháng đầu nuôi tôm cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển đồng đều của tôm. Qua bài viết cho chúng ta thấy rõ: “ Tại sao cần phải chuẩn bị công tác gây màu nước trước khi xuống giống”. Biopro Khánh Hòa sẵn sàng đi cùng bà con qua từng mùa vụ, cần liên hệ tư vấn , vui lòng gọi hotline 0911 121 781 để được hỗ trợ nhanh.