YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm là loài động vật giáp xác, cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài được gọi là kitin. Trong quá trình phát triển, tôm cần thay vỏ để tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Khi tôm tích lũy đủ dinh dưỡng như: đạm, khoáng chất, vitamin. tôm sẽ lột xác để tăng trọng. Trong suốt quá trình lột vỏ, tôm hấp thu rất nhiều nước dẫn đến tăng trọng lượng. Khi tôm còn nhỏ quá trình lột xác sẽ diễn ra liên tục. Mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác giữa các lần sẽ lâu hơn.

Tôm lột xác (hình ảnh minh họa)

Chu kỳ lột xác của tôm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình sống của chúng. Những con tôm không có khả năng vượt qua được giai đoạn quan trọng này để bước sang một chu kỳ sống mới sẽ bị loại bỏ. Tôm thường lột xác vào ban đêm khoảng từ 22 giờ – 2 giờ đêm.

Hoạt động lột xác của tôm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: dinh dưỡng cũng như các chỉ số môi trường nước, khoáng chất và vi khuẩn gây bệnh.

Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Nếu tôm bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ chất làm đầy vỏ nên vỏ sẽ không thể đứt ra để lột xác.

Thức ăn phải cung cấp đầy đủ hàm lượng đạm trong khoảng 30 – 45%. Cho tôm ăn khẩu phần phù hợp với từng giai đoạn phát triển, điều chỉnh thức ăn trong ngày qua theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng ăn. Chuyển đổi thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày. Ngoài ra, bà con nên cung cấp thêm các khoáng chất cần thiết giúp tôm thay vỏ tốt hơn, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh mật độ cao. Nên bổ sung thêm canxi, vitamin, men tiêu hóa để tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh hơn.

 Các yếu tố môi trường

– pH là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Độ pH trong ao thích hợp để tôm lột xác là 7.0-8.5 và tốt nhất 7.5-8. Để ổn định độ pH cần duy trì độ trong của nước ao từ 30- 40 cm. Nếu pH<7.5 cần bón vôi (CaCO3); pH>8.5 thì sử dụng mật rỉ đường với lượng 3kg/1000m3, kết hợp sử dụng men vi sinh xử lí nước thủy sản BZT.

Tăng lượng oxy hòa tan (hình ảnh minh họa)

– Oxy hòa tan: Trong quá trình lột xác nhu cầu oxy của tôm là rất lớn. Người nuôi phải đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 5 – 6 mg/l  bằng cách tăng cường quạt nước, sục khí trong suốt quá trình lột vỏ.

– Độ mặn: Độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan có sẵn trong ao càng cao giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, vỏ bị mềm. Vì vậy, đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp thì phải bổ sung khoáng thường xuyên. Tuy nhiên nếu độ mặn tăng cao hơn 25%, vỏ tôm thường dày và cứng, kéo dài thời gian lột xác của tôm.

– Độ kiềm: Trong quá trình sinh trưởng của tôm, tôm cần rất nhiều khoáng nên duy trì độ kiềm trong ngưỡng 120 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3, đồng thời bổ sung khoáng sữa NAMI 3-5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng và lột xác đồng loạt.

BP Nami – cung cấp khoáng đa lượng 

  Yếu tố bệnh lý

Vi khuẩn gây bệnh luôn có mặt trong ao nuôi thâm canh. Khi lột xác tôm phải trốn tránh đồng loại mạnh hơn hoặc địch hại trong ao. Đây được xem là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh tấn công và làm tôm nhiễm bệnh với cường độ rất cao. Một số dầu hiệu cho thấy tôm bị nhiễm khuẩn là tôm lờ đờ, ăn yếu, râu, mắt, vảy đuôi thường có màu sẩm đậm. Bởi những vấn đề bệnh nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm bị chậm hoặc không thể lột vỏ.

  • Cách phòng bệnh tốt nhất là bà con nên:

– Quản lý môi trường vi sinh trong ao tốt, ổn định mật độ tảo, gây màu nước có lợi trong ao.

– Thay nước thường xuyên, xử lý các chất dư thừa đáy ao

– Ổn định các yếu tố oxy, kiềm, pH nằm trong ngưỡng thích hợp

– Thường xuyên cung cấp vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống sốc, kích thích tôm mau thay vỏ và lột xác.

– Cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, không bị ẩm mốc để tôm tăng trọng tốt nhất.

Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa xin chúc quý bà con đạt được nhiều thắng lợi trong ngành tôm, hi vọng những chia sẻ từ công ty góp phần tăng thêm kinh nghiệm cho bà con. Liên hệ thắc mắc về vấn đề kỹ thuật hoặc sản phẩm qua số tư vấn nhanh 0911.121.781, sẵn sàng hỗ trợ 24/7, ship COD toàn quốc.

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM