Xử lý khí độc H2S trong ao tôm sau những cơn mưa lớn

Bài viết cung cấp nguyên nhân sản sinh khí độc H2S trong ao và những biện pháp giải quyết vấn đề H2S trong ao nuôi tôm khi tảo tàn và sau những cơn mưa lớn.

Ao chứa hàm lương chất hữu cơ cao tạo điều kiện sản sinh H2S. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân sản sinh H2S trong ao nuôi tôm cá?

• Trong ao có nước trong vắt trước khi thả tôm, tảo mọc dưới đáy ao. Sau đó, khi thực vật phù du nở hoa trong nước ao, nó sẽ chặn ánh sáng xuống dưới đáy, khiến tảo đáy bị sụp, từ đó dẫn đến sự sản sinh H2S.

• Ao có đất cát hoặc đất xốp.

• Mực nước trong ao sâu và lượng oxy không đủ, tạo ra điều kiện yếm khí dẫn đến sự sản sinh H2S

• Ao chứa hàm lương chất hữu cơ lơ lửng cao. Khi chất hữu cơ lắng xuống đáy ao, nó tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất khí độc H2S.

• Ao có lớp lót polyetylen mật độ cao bị rò rỉ. Khi chất hữu cơ thấm qua các lớp lót này, vào một khu vực không có oxy, H2S được tạo ra.

• Ao có hàm lượng thức ăn dư thừa và chất thải nhiều gặp sự cố tảo nở hoa.

• Ao chứa axit sunfat có độ pH thấp và lượng chất hữu cơ cao hỗ trợ giải phóng H2S.

Khi điều này xảy ra, nông dân nên làm như sau:

• Ngừng cho ăn khi trời mưa.

• Kiểm tra độ pH trong ao nuôi và đánh vôi nếu cần thiết để duy trì độ pH tối ưu.

• Giữ máy sục khí chạy liên tục.

• Loại bỏ nước ngọt từ tầng mặt của ao, nếu có thể.

• Không cho nước lũ tràn vào ao.

• Sau những cơn mưa, hãy chuẩn bị sẵn các hỗn hợp khoáng chất và muối hòa tan trộn cho tôm ăn.

• Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S.

Phải làm gì khi tảo tàn?

Một khi có sự cố tảo tàn, pH sẽ giảm ngay lập tức. Nồng độ chất hữu cơ sẽ tăng đột ngột, dẫn đến sự hấp thụ oxy đột ngột. Khí độc sẽ được giải phóng và vi khuẩn sẽ phát triển mạnh. Nông dân phải thực hiện các bước sau:

• Cắt giảm lượng thức ăn 50-60%.

• Sử dụng vôi mịn để duy trì độ pH và làm nổi các sinh vật phù du đã chết. Sau đó nhanh chóng loại bỏ chúng ra khỏi ao.

• Chạy máy sục khí để tập trung chất thải vào giữa ao.

• Thay nước bằng cách hút bùn ở trung tâm của ao.

• Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S.

Phải làm gì khi phát hiện ra H2S?

• Ngay lập tức cắt giảm lượng thức ăn 30-40% trong ít nhất 3 ngày cho đến khi các điều kiện trở lại bình thường.

• Tăng cường sục khí ngay lập tức (nhưng lưu ý về sự xáo trộn bùn trong quá trình lắp đặt thiết bị sục khí mới).

• Thay nước để đảm bảo duy trì nước sạch và sử dụng men vi sinh.

• Sử dụng vôi ngay lập tức để tăng pH đến hơn 7,8.

• Sử dụng các vi sinh vật có thể tiêu thụ H2S như Paracoccus pantothrophus.

Làm thế nào để ngăn chặn vấn đề H2S, trong khi mưa lớn?

• Vào lúc 3:00 sáng, luôn đảm bảo nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi tôm của bạn cao hơn 3 ppm (tính từ 3 mét so với mép bùn và 30 cm tính từ mặt ao.)

• Cho tôm ăn theo nhu cầu, hạn chế cho ăn dư.

• Giám sát, quản lý chất hữu cơ trong ao bằng việc xiphong đáy.

• Tránh canh tác trong đất xốp hoặc cát hoặc trong khu vực đất phèn.

• Giữ độ pH trong khoảng từ 7,8 đến 8,3 trong toàn bộ vụ mùa. Giao động độ pH hàng ngày phải nhỏ hơn 0,4.

Trích Tép Bạc

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
3
CHẨN ĐOÁN BỆNH TÔM THÔNG QUA MÀU SẮC TRÊN GAN
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
3
CHẨN ĐOÁN BỆNH TÔM THÔNG QUA MÀU SẮC TRÊN GAN
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM