Vai trò của carotenoid trong nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao, người ta không chỉ quan tâm đến những tiêu chí về kích thước, hình thức, sự đồng đều, tốc độ tăng trưởng nhanh mà còn quan tâm đến một số biện pháp cải thiện màu sắc của tôm. Màu sắc không chỉ tạo tính thẩm mỹ mà còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị thương phẩm và chất lượng của sản phẩm về mặt dinh dưỡng cho người sử dụng [1]

Các sắc tố màu vàng, cam, vàng cam và đỏ xuất hiện ở tôm khi luộc được quyết định bởi hàm lượng carotenoid có trong exoskeleton và lớp biểu bì của tôm. Carotenoid hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào giúp tôm chống lại bệnh tật. Ngoài ra, carotenoid còn được biết đến với vai trò là chất dinh dưỡng quan trọng tác động đến khả năng sinh sản của tôm [2]. Trong số 750 carotenoid được tìm thấy trong tự nhiên thì có hơn 250 loại có nguồn gốc từ biển.

Tuy nhiên với động vật biển (giáp xác), chúng không tự tổng hợp được carotenoid vì vậy hàm lượng carotenoid có trong tôm nhờ vào quá trình tích lũy trực tiếp từ thức ăn hoặc biến đổi một phần thông quá các phản ứng trao đổi chất. Do đó, tôm cũng như các loài giáp xác khác đều phải phụ thuộc vào nguồn thức ăn có chứa carotenoid. Carotenoid chứa trong một số vi sinh vật, nấm, tảo và thực vật bậc cao [3]. 

Bột astaxanthin – một loại carotenoid (nguồn: https://www.globalseafood.org/) 

Katayama và cộng sự.(1973) cho rằng động vật thủy sinh có thể được chia thành ba nhóm dựa trên khả năng sinh tổng hợp carotenoid của chúng. 

  • Nhóm I là loại cá chép đỏ, những động vật có thể chuyển hóa lutein, zeaxanthin hoặc các chất trung gian thành astaxanthin, nhưng β-caroten không phải là tiền chất chính của astaxanthin. Chúng có thể lưu trữ astaxanthin trong chế độ ăn uống trực tiếp vào cơ thể của chúng. Cá vàng, cá chép đỏ và cá chép đỏ lạ mắt thuộc nhóm này. 
  • Nhóm II là loại tôm he, động vật có thể chuyển đổi β-carotene và zeaxanthin thành astaxanthin. Động vật giáp xác thường thuộc nhóm này. 
  • Nhóm III là loại cá tráp biển, những động vật không thể chuyển đổi β-carotene, lutein hoặc zeaxanthin thành astaxanthin nhưng có thể chuyển sắc tố từ chế độ ăn sang sắc tố mô cơ thể của chúng, ở dạng tự do hoặc ester hóa. Cá tráp biển và cá tráp biển đỏ là những ví dụ của nhóm này.

Carotenoid cũng được phân loại theo cấu trúc. Về mặt cấu trúc, carotenoid được phân loại thành caroten và xanthophyll. 

  • Caroten là hydrocacbon không chứa oxy; α caroten, β caroten, Ƴ caroten và lycopen là những ví dụ về carotenes. 
  • Xanthophyt là những hiđrocacbon có chứa oxi. Astaxanthin, canthaxanthin, cryptoxanthin và zeaxanthin là ví dụ của Xanthophylls. Có rất nhiều carotenoid lên men nhưng chỉ có một số ít trong số đó, astaxanthin và canthaxanthin, có tầm quan trọng đáng kể đối với thức ăn nuôi trồng thủy sản

Trong thời gian gần đây các nhà khoa học đã chứng minh được các loài vi khuẩn thuộc chi  Bacillus có thể sinh nhiều loại sắc tố khác nhau như: B. aquimaris, B. marisflavi, B. firmus, B. altitudinis B. safensis. Nghiên cứu của Ngo và cộng sự đã chứng minh rằng B. aquimaris SH6 khi bổ sung vào thức ăn cho tôm có khả năng sản sinh astaxanthin, một loại carotenoid đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sắc tố đỏ cam ở tôm [4]. Việc đưa carotenoid có nguồn gốc tự nhiên vào cơ thể động vật nói chung và tôm nói riêng thông qua các chủng probiotic có khả năng sinh carotenoid là con đường rất thân thiện và an toàn với sức khỏe của tôm cũng như môi trường nước ao, hồ nuôi tôm [5].

Tài liệu tham khảo

  1. Chien, Y. H., & Jeng, S. C.. (1992), “Pigmentation of kuruma prawn, Penaeus japonicus Bate, by various pigment sources and levels and feeding regimes”, Aquaculture, 102(4), pp. 333-346.
  2. Liñán-Cabello, M. A., Paniagua-Michel, J., & Zenteno-Savín, T.. (2003), “Carotenoid and retinal levels in captive and wild shrimp, Litopenaeus vannamei”, Aquaculture Nutrition, 9(6), pp. 383-389.
  3. Schmidt-Dannert, C.. (2000), “Engineering novel carotenoid in microorganisms”, Current Opinion in Biotechnology, 11(3), pp. 255-61.
  4. Ngo, H. T., Nguyen, T. T. N., Nguyen, Q. M., Tran, A. V, Do, H. T. V., Nguyen, A. H., et al.. (2016), “Screening of pigmented Bacillus aquimaris SH6 from the intestinal tracts of shrimp to develop a novel feed supplement for shrimp”, Journal of Applied Microbiology, 121(5), pp. 1357-1372.
  5. Latscha, T. (1989). “The role of astaxanthin in shrimp pigmentation”. Advances in tropical aquaculture9, 319-325.
  6. https://www.globalseafood.org/ 

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa

Nhắn tin ngay để được tư vấn liên hệ hoặc Zalo: 0911 525 781

Web: https://bioprokhanhhoa.com.vn/

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM