VAI TRÒ CANXI TRONG NUÔI TÔM – KHOÁNG BỔ SUNG THỨC ĂN TÔM, KHOÁNG TRỘN CHO TÔM

Khoáng chất trong nuôi tôm được chia thành 2 loại: trong đó có 16 loại khoáng vi lượng (Cu, Fe, Mn, Ni,…) và 7 loại khoáng đa lượng (Ca, P, S, Mg,…). 7 loại chất khoáng được xem là rất cần thiết cho tôm nuôi là: Ca (Canxi), Mg (Magie), K (Kali), P (Phospho), Cu (Đồng),  Fe (sắt),  Zn (Kẽm). Trong đó, khoáng Canxi trong nuôi tôm đóng góp một vai trò không nhỏ, quyết định đến chất lượng nước và sức khỏe của tôm. 

Khoáng chất cần thiết cho tôm

Tầm quan trọng của Canxi đối với nguồn nước và sức khỏe của tôm

Canxi là khoáng chất vô cùng cần thiết đối với tôm, cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng. Canxi góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ chitin, giúp sản xuất và tái tạo vỏ tôm. Tôm thiếu Canxi sẽ bị tình trạng mềm vỏ, không thể lột vỏ theo chu kỳ hoặc lột xong vỏ không cứng lại.

Giữ vai trò trong quá trình nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự dẫn truyền thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu.

Bên cạnh đó, Canxi làm hệ đệm trong môi trường nước: cân bằng độ pH, tăng độ kiềm, giúp ổn định màu nước. 

Bổ sung canxi và khoáng cho tôm

Kỹ thuật bổ sung khoáng Canxi nuôi tôm, khoáng bổ sung thức ăn tôm và khoáng trộn cho tôm

Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cáchKhoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.

Khoáng bổ sung thức ăn tôm là rất cần thiết, đặc biệt đối với hình thức nuôi thâm canh hiện nay, mật độ tôm trong ao dày, nhu cầu khoáng chất của tôm tăng lên rất lớn, nguồn khoáng có sẵn trong nước không thể đáp ứng đủ. Ở giai đoạn tôm thẻ chân trắng khoảng 30-65 ngày tuổi tăng trưởng chậm thì cần tăng cường bổ sung khoáng Canxi nuôi tôm.

  • Một số lưu ý để bổ sung Ca hiệu quả:
  • Nên bổ sung khoáng chất vào thời điểm tôm lột xác. Lúc này nhu cầu oxy của tôm tăng cao, sau khi lột xác tôm sẽ tái tạo vỏ nên cần hấp thu khoáng nhiều từ môi trường.
  • Tôm có thể hấp thu khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang, nên bà con cần tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình tôm lột xác.
  • Tôm sẽ khó hấp thu khoáng hòa tan trong môi trường nước ao nuôi có độ mặn thấp. Vì vậy trong trường hợp này, bà con cần bổ sung khoáng vào thức ăn để tôm dễ dàng hấp thu khoáng hơn.
  • Trước khi bổ sung khoáng chất, bà con cần phân biệt được loại khoáng nào nên trộn vào thức ăn, loại khoáng nào dùng để tạt trực tiếp.

Mọi người có thể tham khảo sản phẩm Khoáng sữa Nami chỉ cần trộn với thức ăn cho tôm 5ml/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong suốt chu kỳ nuôi. 

Trong quá trình nuôi, để giúp tôm khỏe mạnh, phát triển ổn định, tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu khoáng chất, bà con đừng quên bổ sung định kỳ khoáng tạt K+ và các loại men vi sinh cho nước ao.

Trên đây là 1 số thông tin về chia sẻ về khoáng canxi nuôi tôm, khoáng Ca trộn/tạt cho tôm, ngoài sử dụng khoáng bà con cần kết hợp với các kỹ thuật nuôi tôm để có 1 vụ tôm thắng lợi. Mọi thắc mắc xin được giải đáp qua số hotline 0911.121.781

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM