Đây là một trong những căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tôm nuôi và gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế nghề nuôi tôm. Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Khi tôm lột xác để tạo vỏ mới, vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ, nhưng nếu tôm không được cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tạo vỏ thì vỏ sẽ trở nên mềm và mỏng.
- Tôm mềm vỏ do ảnh hưởng của vi khuẩn (hội chứng lỏng vỏ)
- Tôm chậm lớn, đuối sức, mềm, cơ bị nhũn, nhão, ăn kém
- Sắc tố melanin xuất hiện trong gan tụy khiến gan teo nhỏ
- Ruột của tôm bị nhiễm bệnh sẽ chuyển sang màu trắng sữa đục.
- Phần khe hở giữa cơ và vỏ bị lộ rõ.
Hình: Hiện tượng tôm bị mềm vỏ, nhũn thịt
Các biện pháp phòng ngừa bênh mềm vỏ ở tôm
- Quản lý chặt chẽ nguồn nước cấp vào ao nuôi
- Giữ cân bằng cho sự phát triển của tảo, hạn chế tối đa sự phát triển của tảo độc gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, bà con nên sử dụng men vi sinh cắt tảo định kì để ổn định lượng tảo ổn định trong ao.
- Quá trình nuôi nên diệt khuẩn ao định kỳ, sử dụng khoáng tạt BP Mine 7+ vừa đủ để đảm bảo đủ chất cho quá trình tạo vỏ của tôm. Kết hợp sử dụng men vi sinh làm sạch nước và đáy ao nuôi để ngăn chặn khí độc xuất hiện.
- Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp.
Hy vọng qua bài viết này bà con có thể phòng và phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 0911.121.781 để được các kỹ thuật viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Biopro Khánh Hòa chúc Bà con mùa vụ bội thu!
Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa
Địa chỉ: 42 Trần Phú, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
Web: https://bioprokhanhhoa.com.vn/
Hotline: 02583.780.781 – Bán hàng: 0911.101.781 – Kỹ thuật: 0911.121.781