Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản.

Theo đó, để thực hiện theo Văn bản số 3208/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp yêu cầu:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát môi trường nước và chủ động tổ chức thu mẫu quan trắc tại các nguồn nước có vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm nhằm kịp thời cảnh báo, ứng phó với các yếu tố bất lợi, góp phần hạn chế thiệt hại gây ra, đồng thời hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi các biện pháp phòng bệnh chủ động, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm; xử lý môi trường theo các quy định hiện hành và chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xả thải của các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh.

Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản và thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch thuỷ sản giống xuất nhập; chú trọng kiểm tra, giám sát chủ động, kiểm soát dịch bệnh và chất lượng con giống trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra, tổ chức thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản, đặc biệt tại tuyến cơ sở, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả tất cả các nhiệm vụ trong công tác thực hiện phòng, chống dịch.

Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố: tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn; chủ động bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, hiện tượng thuỷ sản chết nhiều và chết bất thường, các địa bàn trọng điểm về nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt những nơi bị thiệt hại, dịch bệnh hoặc khu vực có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn quản lý tốt diện tích nuôi thuỷ sản trên địa bàn; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thông tin, truyền thông, Đài Truyền thanh cấp huyện tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản có hiệu quả.

Thanh Thủy

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM