Đối với tôm thẻ chân trắng, các chỉ tiêu chất lượng nước đều rất quan trọng. Mỗi thay đổi dù lớn hay nhỏ đều làm tôm có những phản ứng tiêu cực. Trong đó đáng chú ý là sự thay đổi độ mặn của nước ao nuôi tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm.
Độ mặn của nước là sự tổng hợp của các muối khoáng tan trong nước. Tôm phải duy trì mức độ muối khoáng tan trong cơ thể thông qua quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu để đảm bảo ổn định. Nếu độ mặn quá cao, tôm không thể sinh sống được ngược lại độ mặn quá thấp sẽ tạo điều kiện cho tảo và một số các loài sinh vật khác phát triển.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ mặn cũng ảnh hưởng đến hoạt động kháng khuẩn và khả năng miễn dịch của tôm. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch có thể phục hồi từ sự biến đổi về độ mặn trong khoảng 6 ngày. Các enzyme trong cơ thể tôm cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn, đặc biệt là enzyme phenoloxidase, góp phần vào quá trình tạo ra melanosis (tạo ra đốm đen trên vỏ tôm), một cơ chế chống lại vi khuẩn trong hệ thống miễn dịch của tôm, tuy nhiên, đây cũng làm giảm giá trị thương mại của tôm.
- Độ mặn thích hợp cho tôm
Đối với tôm thẻ chân trắng: Chúng có thể chịu đựng độ mặn từ 2 đến 40‰ (phần nghìn), nhưng sinh trưởng tốt nhất trong phạm vi từ 10 đến 25‰ (phần nghìn). Nếu độ mặn vượt quá 35‰ (phần nghìn), tôm có thể có các dấu hiệu như chán ăn và tăng trưởng chậm. Ngược lại, nếu độ mặn thấp hơn mức này, người chăn nuôi cần bổ sung thêm dưỡng chất vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy sự phát triển của tôm.
Đối với tôm sú: Chúng có thể sống trong môi trường có độ mặn từ 3 đến 45‰ (phần nghìn), nhưng thích hợp nhất là từ 15 đến 20‰ (phần nghìn).
- Tôm phát triển và sinh sống tốt nhất trong môi trường có độ mặn từ 10 đến 20‰ (phần nghìn).
Ảnh hưởng khi độ mặn thấp
Khi độ mặn quá thấp, dưới 5‰, các ion như Ca2+, Mg2+, Na+, K+ trong nước có hàm lượng thấp làm cho quá trình lột xác của tôm không đồng đều, dẫn đến vỏ tôm dễ bị mềm sau khi lột, làm tăng tỷ lệ hao hụt nhiều lần. Ngoài ra, sau mưa, việc giảm đột ngột độ mặn của nước ao cũng ảnh hưởng đến tôm, đặc biệt là trong quá trình lột xác khi chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho việc mềm vỏ không đủ. Kết quả là, tôm mất đi sức đề kháng và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, gây ra các bệnh nguy hiểm, làm cho tôm trở nên nhạy cảm hơn với các chất độc như NH3, NO2 .
Ảnh hưởng khi độ mặn cao
Độ mặn cao cũng có thể gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm. Đồng thời kích thích sự phát triển nhanh chóng của tảo trong ao, sản sinh ra nhiều khí độc. Đặc biệt, nguồn cung cấp ôxy trong nước sẽ tăng cao vào ban ngày nhưng lại giảm đáng kể vào ban đêm. Kết quả là, môi trường nước thiếu ôxy, khiến cho tôm thường nổi đầu vào buổi đêm, tôm sẽ còi cọc, tăng trưởng chậm và có thể gặp phải tình trạng sốc và tử vong hàng loạt.
Do đó, trong thực tế người nuôi tôm cần thay nước mới với độ chênh lệch nồng độ muối không quá 5‰ so với nước cũ, và tần suất thay nước được đề xuất là 6 ngày một lần, nhằm kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra một cách hiệu quả hơn. Trong trường hợp thời tiết mưa nhiều, nên cố gắng duy trì sự giảm độ mặn không quá 5‰ bằng cách loại bỏ một phần nước ngọt từ tầng mặt khi có hiện tượng phân tầng độ mặn do mưa lớn.
- Một số phương pháp kiểm soát độ mặn trong ao tôm
Để nhận biết được độ mặn ở trong ao gặp các vấn đề cần kiểm tra bằng thiết bị, máy đo độ mặn.
Giảm độ mặn cho ao
- Xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm 1 lượng tảo dày trong ao
- Thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ ngày
- Dùng quạt gió, tăng oxy để tôm có thể phát triển
- Giữ mực nước sâu từ 1,2m trở lên để góp phần ổn định nhiệt độ. Thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao để hạn chế sự tăng nhiệt. Ngoài ra cần sục khí thường xuyên để chống stress cho tôm khi nhiệt độ và độ mặn bị thay đổi đột ngột do thời tiết.
- Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với tình hình thời tiết, vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng dựa vào nhiệt độ, độ mặn của môi trường sống. Hạn chế việc dư thừa thức ăn sẽ giúp môi trường nước sạch, giảm độ mặn.
- Độ mặn và nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cho quá trình phân hủy hữu cơ nhanh hơn, cần dọn lớp mùn bã dày ở đáy, đồng thời giảm mùi hôi do tảo tàn và xử lý khí độc. Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh xử lý đáy ao BP TOP ngoài nhiệm vụ làm sạch đáy, còn bổ sung 1 lượng lợi khuẩn trong ao tôm.
Men vi sinh xử lý đáy ao BP TOP
Tăng độ mặn ao nuôi tôm
- Khử trùng và làm ổn định nồng độ pH trong ao nuôi tôm bằng cách rắc vôi ở gần bờ và không thả quá nhiều bởi sẽ khiến cho tôm chết. Tốt hơn hết, người nuôi cần thả vôi trước khi tiến hành thả tôm.
- Sau khi rắc vôi xong, người nuôi rải đều 1-3 tấn muối/1000m2 để khoáng hóa đáy ao và giữ được độ mặn trong ao nuôi tôm.
- Trong ao nuôi tôm độ mặn thấp, cần bổ sung khoáng chất đa vi lượng cho tôm tạt 5kg cho 1000m3 nước, lặp lại định kỳ 4-5 ngày/lần.
Khoáng tạt BP Mine 7+
- Trợ lực và trợ sức cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào trong thức ăn với liều lượng 2-3g/ 100kg tôm/ngày. Cho ăn liên tục trong vòng 5 ngày.
- Người nuôi có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, tăng khả năng đề kháng của tôm. Đây là phương pháp vừa an toàn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người nuôi tôm.
Việc kiểm soát độ mặn là một yếu tố quan trọng, giúp người chăn nuôi đảm bảo sự thành công trong quá trình nuôi tôm. Nếu muốn thay đổi độ mặn cho ao nuôi, việc tiến hành quá trình thuần hóa để tôm dần dần thích nghi với môi trường có độ mặn mới là vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết, Biopro Khánh Hòa hi vọng bà con có thể góp nhặt thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn cả nhà đã quan tâm, nếu cần hỗ trợ tư vấn hoặc thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0911.121.781 để nhận phản hồi nhanh nhất nhé.