NUÔI TÔM MÙA LẠNH – NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

Bà con cũng đã biết tôm là loài động vật biến nhiệt, khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm là 27oC – 32oC, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, tôm rất dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt và chết. Khi nhiệt độ xuống thấp, tôm sẽ ngừng ăn, chết yểu, kéo theo đó là tỷ lệ hao hụt rất lớn.

Quá trình nuôi tôm mùa lạnh của bà con gặp những khó khăn

Nuôi tôm mùa lạnh thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế. Bởi đây là vụ nuôi khó, tính rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh, ít người nuôi nên giá bán cao gấp 2 – 3 lần nuôi chính vụ. Tuy nhiên, việc nuôi tôm trong điều kiện thời tiết lạnh phải đối mặt với những yếu tố bất lợi tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, dễ phát sinh dịch bệnh, gây nhiều khó khăn và rủi ro cho người nuôi. 

Những ảnh hưởng, khó khăn, rủi ro khi nuôi tôm mùa lạnh 

Tôm chỉ có thể sinh trưởng, phát triển ổn định trong một khoảng nhiệt độ nhất định.

  • Nhiệt độ phù hợp cho tôm thẻ chân trắng là 26oC – 32o
  • Nhiệt độ phù hợp cho tôm sú là 28 oC – 30 o

Trong khi đó, vào mùa lạnh nhiệt độ nước ao nuôi sẽ xuống thấp hơn đáng kể so với nhiệt độ thích hợp với tôm, đặc biệt nhiệt độ sẽ xuống càng nhanh hơn khi tiến hành sục khí.

Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20oC, tôm sẽ bị tác động xấu và có những triệu chứng sau:

  • Tôm ngừng sinh trưởng.
  • Giảm ăn, giảm cường độ bắt mồi.
  • Hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tăng cao từ 1,5 – 1,8.
  • Tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 0,2g/con/ngày (mùa nắng là 0,3g/con/ngày), kéo theo thời gian nuôi sẽ phải dài hơn khoảng 1,5 lần. 

Nhiệt độ giảm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của tôm rất nguy hiểm 

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến độ pH, độ mặn, kiềm thay đổi, trong khi tôm lại ăn kém, sức đề kháng yếu nên lúc lột xác dễ bị mềm vỏ và chết.

Nhiệt độ thấp cũng tác động đến hoạt động xi phông, vệ sinh đáy của bà con. Vì không được vệ sinh kỹ, những chất thải tồn đọng như thức ăn thừa, vỏ tôm, xác tôm chết. Còn dư lại trong ao tới khi nhiệt độ tăng trở lại sẽ nhanh chóng phân hủy, phát sinh ra khí độc làm ảnh hưởng đến tôm.

Đặc biệt, sau mỗi đợt mưa lạnh kéo dài sẽ là giai đoạn nắng nóng. Nhiệt độ nước ao tăng, tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh, kéo theo độ pH cũng tăng, làm phát sinh khí độc NH3 nhiều hơn gây ảnh hưởng xấu đến tôm.

Nhiệt độ tăng lên đột ngột cũng khiến cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội bùng phát nhanh, làm tôm dễ bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, phân trắng, dẫn đến chết hàng loạt.

Một số giải pháp có thể giảm bớt rủi ro cho người nuôi

  • Ao nuôi tôm vào mùa lạnh cần được chọn nơi khuất gió, bờ ao được xây dựng chắc chắn để giữ nước ổn định.
  • Mùa lạnh oxy trong giai đoạn này thấp, nên tăng cường thời gian vận hành quạt nước, sục khí nhất là thời điểm ít nắng, ban đêm hoặc nhiệt độ trong ngày xuống thấp để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước.
  • Trong quá trình nuôi, người nuôi nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh gây lãng phí, ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Khi nhiệt độ ổn định người nuôi cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Điều chỉnh kiểm soát lượng thức ăn, cho ăn theo nhu cầu của tôm để có hệ số thức ăn tốt nhất. Nếu nhiệt độ nước quá lạnh hãy ngưng hoặc giảm thức ăn và phối trộn thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hoá, để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Tăng cường sử dụng men vi sinh để tăng cường vi khuẩn có lợi lấn ác vi khuẩn có hại trong ao nuôi, xử lý nước phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm. Ổn định môi trường, hạn chế khí độc làm sạch môi trường ao nuôi. Bà con có thể tham khảo các dòng men vi sinh bên nhà Biopro Khánh Hòa, là một trong những nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy. 

Các sản phẩm men vi sinh hỗ trợ xử lí nước, đáy ao siêu sạch

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, mang lại kết quả tốt nhất và hạn chế rủi ro tổn thất cho mọi người.

Kính chúc bà con có vụ mùa bội thu!

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo