Sử Dụng Kết Hợp Các Chủng Probiotics Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

Hỗn hợp các lợi khuẩn bao gồm: Rhodopseudomonas palustris SUP-2, Bacillus subtilis SUP-3, và Bacillus firmus SUP-1 được sử dụng bổ sung trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) nhằm tăng cường tỉ lệ sống, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, và kiểm soát chất lượng nước ao nuôi. 

Nghiên cứu sự vai trò kết hợp của 3 chủng vi khuẩn trong nuôi tôm thẻ chân trắng

 

Giới thiệu

Sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả cho phòng ngừa dịch bệnh trên tôm do nhiều nguyên nhân như xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn lưu dư lượng kháng sinh sản phẩm. Việc dùng vaccine trên tôm không đem lại hiệu quả do tôm hệ miễn dịch của tôm là miễn dịch không đặc hiệu (non-specific immune system).

Việc sử dụng các lợi khuẩn được nghiên cứu và bước đầu cho thấy hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Các lợi khuẩn đóng vai trò trong cải thiện chất lượng nước ao nuôi, tăng cường tỉ lệ sống, kích thích tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, và kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch trên tôm cá nuôi.

 

3 chủng vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus firmus, Rhodopseudomonas palustris

Việc sử dụng lợi khuẩn mang lại hiệu quả trong việc tăng chất lượng nước, tăng sức đề kháng cũng như tăng trưởng trên tôm thông qua kích thích hoạt động của các enzyme, và giảm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn trong nuôi tôm giúp tăng cường hoạt động của các enzyme tiêu hóa đặc biệt là amylase, qua đó kích thích tăng trưởng của tôm.

Trong nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các lợi khuẩn được phân lập trong nước ao nuôi lên tăng trưởng, tỉ lệ sống, chất lượng nước, hoạt động của các enzyme tiêu hóa (protease và amylase), và khả năng kháng bệnh đối với các tác nhân gây bệnh trên tôm như: Vibrio và Aeromonas.

 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức bao gồm 2 nghiệm thức đối chứng (BPC-1 và BPC-2) và 2 nghiệm thức sử dụng lợi khuẩn (BPT-1 và BPT-2) được trình bày trong Bảng. Tôm thẻ chân trắng Pl2 được bố trí trong các ao nuôi thí nghiệm với mật độ 50 con/m3. Tôm được cho ăn 2-3 lần/ ngày tùy theo giai đoạn với thức ăn công nghiệp. Thí nghiệm được tiến hành trong 5 tháng.

Nghiệm thức

 Tần xuất sử dụng lợi khuẩn (*)

BPC-1

0

BPC-2

0

BPT-1

10 L/ha cho 40 ngày đầu; 15 L/ha cho 40 ngày tiếp theo; 20 L/ha từ sau 80 ngày đến thu hoạch

BPT-2

10 L/ha cho 40 ngày đầu; 15 L/ha cho 40 ngày tiếp theo; 20 L/ha từ sau 80 ngày đến thu hoạch

(*): Ba chủng vi khuẩn R. palustris SUP-2, B. subtilis SUP-3, và B. firmus SUP-1 được trộn với tỉ lệ bằng nhau dạng dung dịch đảm bảo dung dịch cuối dùng cho thí nghiệm có mật độ vi khuẩn là 1×109 colonies per unit/ml.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả trong phòng thí nghiệm: kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm có khả năng sản xuất ra các enzyme tiêu hóa đặc biệt là amylase, hoạt động của amylase cao nhất được tìm thấy ở chủng vi khuẩn R. palustris SUP-2 (363.4 Unit/ml). Bên cạnh đó, thử nghiệm kháng khuẩn với kháng sinh đồ ở các giá trị pH khác nhau, kết quả cho thấy R. palustris SUP-2 có khả năng kháng khuẩn cao nhất đối với V. parahaemolyticus so với hai chủng lợi khuẩn còn lại dùng trong thí nghiệm.

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức BPC-1 với 61,1% và cao nhất ở nghiệm thức BPT-2 với 77,9% khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P<0.05). Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P<0.05) cao nhất ở nghiệm thức BPC-2 với 1,69 và thấp nhất ở nghiệm thức BPT-1 với 1,41. Trọng lượng cuối cùng (FB) không khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0.05).

Các chỉ tiêu chất lượng nước: Vật chất hữu cơ dạng hạt (POM) và ammonia tổng số có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0.05), hàm lượng POM cao nhất ở nghiệm thức đối chứng với 12,56 mg/L và thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng lợi khuẩn tương đương 2,1 mg/L; hàm lượng ammonia tổng số dao động từ 0,001 đến 0,75 mg/L đối với nghiệm thức đối chứng và từ 0,003 đến 0,16 mg/L đối với nghiệm thức sử dụng lợi khuẩn. Mật độ phytoplankton ở nghiệm thức BPC-1 và BPC-2 tương đối nhiều hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với BPT-2 và BPT-2. Trong khi đó, kết quả phân tích Vibrio tổng số trong nước cho thấy mật độ vi khuẩn Vibrio ở nghiệm thức BPT 1 và BPT-2 khoảng 111 ± 10 cfu/ml thấp hơn so với BPC-1 và BPC-2 khoảng 346 ± 15 cfu/ml (P<0.05).

Kết luận

Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng giúp tôm tăng trưởng tốt hơn, tăng tỉ lệ sống, cùng với giảm hệ số sử dụng thức ăn, chất lượng nền đáy ao nuôi và các chỉ tiêu chất lượng nước ao nuôi được cải thiện đáng kể so với ao đối chứng.

Trong 3 chủng vi khuẩn dùng trong thí nghiệm, chủng SUP-2 (R. palustris) cho kết quả tốt nhất, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn đối với Vibrio parahaemolyticus được cho là một trong những nghuyên nhân gây nên hội chứng chết sớm (EMS) trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại một số nước Đông Nam Á và Mexico.  

Trích Tép Bạc

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM