Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Theo báo cáo của FAO/WHO (2002), probiotic đóng vai trò quan trọng trong nuôi thủy sản, được định nghĩa như những sinh vật sống có tác dụng có lợi đối với sức khỏe vật chủ khi được bổ sung lượng thích hợp [1]. Probiotic giúp cải thiện tình trạng tăng trưởng, sự sống và sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể vật chủ và chất lượng nước trong nuôi thủy sản. Sử dụng chất kháng sinh và hóa học làm cho nhiều loài tôm, cá và động vật thủy sinh khác cũng có thể bị giết chết bởi hóa chất. Chất kháng sinh cũng giết chết nhiều loaị vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây hại lẫn vi khuẩn có ích, do đó làm giảm tốc độ các quá trình chuyển hóa sinh học trong nước, đồng thời, giảm khả năng tạo miễn dịch tự nhiên của chúng [2].

Ở nước ta, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống chỉ mới ứng dụng nhiều từ năm 2000 trở lại đây, qua thực tế sử dụng đã cho thấy kết quả tốt. Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở nuôi tôm cá đều sử dụng chế phẩm vi sinh vật probiotic. 

Men xử lý nước BZT Bipopro chứa các chủng men vi sinh có lợi

Đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng minh rằng tác dụng có lợi của probiotic trong việc cải thiện trọng lượng và tốc độ tăng trưởng, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa nhiễm bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cải thiện tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng, hạn chế việc sử dụng vacxin và kháng sinh tràn lan. Ngày nay, các chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus (ngoại trừ vi khuẩn thuộc loài B. cereusB. anthracis) được nghiên cứu nhiều để dùng làm probiotic. Trong nghiên cứu của Carlos và cộng sự đã chứng minh các chủng Bacillus có vai trò tích cực lên sức khỏe của tôm thẻ chân trắng. Các chủng vi khuẩn đơn được sử dụng bổ sung vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng như Lactobacillus pentosus [3], L. rhamnosus [4], L. plantarum [5], Streptomyces spp. [6], Pediococcus pentosaceus [7] , Bacillus subtilis [8], B. coagulans  [9], B. aquimaris [10], B. aryabhattai TBRC8450 [11]  và B. licheniformis [12]…

Men tiêu hóa cao cấp cho thủy sản – Biopro Khánh Hòa

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tác dụng cộng hợp của các chủng có hoạt tính probiotic đã được tiến hành tuy nhiên vẫn còn rất ít. Cụ thể là B. subtilisB. licheniformis có tác dụng tăng cường sức khỏe cho tôm, giảm stress, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng trưởng, chống lại virut gây bệnh, làm sạch môi trường nước [13]. Sự kết hợp giữa B. licheniformis L. rhamosus có thể cải thiện môi trường nước, tăng tỉ lệ sống [3]….

Tài liệu tham khảo

  1. Salminen, S., Von Wright, A., Morelli, L., Marteau, P., Brassart, D., De Vos, W. M., Mattila-Sandholm, T.. (1998), “Demonstration of safety of probiotics – A review”, International Journal of Food Microbiology, 44(1-2), pp. 93-106.
  2. Kumar, V., Roy, S., Meena, D. K., & Sarkar, U. K.. (2016), “Application of Probiotics in Shrimp Aquaculture: Importance, Mechanisms of Action, and Methods of Administration”, Reviews in Fisheries Science and Aquaculture, 24(4), pp. 342-368.
  3. Zheng, C. N., & Wang, W.. (2017), “Effects of Lactobacillus pentosus on the growth performance, digestive enzyme and disease resistance of white shrimp, Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)”, Aquaculture Research, 48(6), pp. 2767-2777.
  4. Suo, Y., Li, E., Li, T., Jia, Y., Qin, J. G., Gu, Z., & Chen, L.. (2017), “Response of gut health and microbiota to sulfide exposure in Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei”, Fish and Shellfish Immunology, 63, pp. 87-96.
  5. Mohammadian, T., Alishahi, M., Tabandeh, M. R., Ghorbanpoor, M., & Gharibi, D.. (2017), “Effect of Lactobacillus plantarum and Lactobacillus delbrueckii bulgaricus on growth performance, gut microbial flora and digestive enzymes activities in Tor grypus (Karaman, 1971)”, Iranian Journal of Fisheries Sciences, 16(1), pp. 296-317.
  6. Fu, L. L., Shuai, J. B., Xu, Z. R., Li, J. R., & Li, W. F.. (2010), “Immune responses of Fenneropenaeus chinensis against white spot syndrome virus after oral delivery of VP28 using Bacillus subtilis as vehicles”, Fish and Shellfish Immunology, 28(1), pp. 49-55.
  7. Won, S., Hamidoghli, A., Choi, W., Bae, J., Jang, W. J., Lee, S., & Bai, S. C.. (2020), “Evaluation of Potential Probiotics Bacillus subtilis WB60, Pediococcus pentosaceus, and Lactococcus lactis on Growth Performance, Immune Response, Gut Histology and Immune-Related Genes in Whiteleg Shrimp, Litopenaeus vannamei”. Microorganisms, 8(2), 281, pp. 1-15.
  8. Chien, C. C., Lin, T. Y., Chi, C. C., & Liu, C. H. (2020), “Probiotic, Bacillus subtilis E20 alters the immunity of white shrimp, Litopenaeus vannamei via glutamine metabolism and hexosamine biosynthetic pathway”, Fish & Shellfish Immunology.
  9. Amoah, K., Huang, Q. C., Tan, B. P., Zhang, S., Chi, S. Y., Yang, Q. H., et al.. (2019). “Dietary supplementation of probiotic Bacillus coagulans ATCC 7050, improves the growth performance, intestinal morphology, microflora, immune response, and disease confrontation of Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei”, Fish and Shellfish Immunology, 87, pp. 796-808.
  10. Alonso, S., Carmen Castro, M., Berdasco, M., de la Banda, I. G., Moreno-Ventas, X., & de Rojas, A. H.. (2019), “Isolation and Partial Characterization of Lactic Acid Bacteria from the Gut Microbiota of Marine Fishes for Potential Application as Probiotics in Aquaculture”, Probiotics and Antimicrobial Proteins, 11(2), pp. 569-579.
  11. Tepaamorndech, S., Chantarasakha, K., Kingcha, Y., Chaiyapechara, S., Phromson, M., Sriariyanun, M., et al.. (2019), “Effects of Bacillus aryabhattai TBRC8450 on vibriosis resistance and immune enhancement in Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei”, Fish and Shellfish Immunology, 86, pp. 4-13.
  12. Li, K., Zheng, T., Tian, Y., Xi, F., Yuan, J., Zhang, G., & Hong, H.. (2007), “Beneficial effects of Bacillus licheniformis on the intestinal microflora and immunity of the white shrimp, Litopenaeus vannamei“, Biotechnology Letters, 29(4), pp. 525-530.
  13. Soccol, C. R., Porto, L., Vandenberghe, D. S., Spier, M. R., Bianchi, A., Medeiros, P., & Yamaguishi, C. T.. (2010), “The Potential of Probiotics : A Review”, Food Technology Biotechnology, 48(4), pp. 413-434.

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa

Mọi thắc mắc về kỹ thuật và thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ: 0911.525.781

Web: https://bioprokhanhhoa.com.vn/

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM