PHÒNG VÀ XỬ LÝ NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM

Hiện nay, nấm đồng tiền là loại gây thiệt hại không hề nhỏ cho các ao nuôi và rất khó xử lý. Nấm đồng tiền còn có tên gọi khác là nấm chân chó. Là loài có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và sinh vật có thể quang hợp), gồm nhiều bào tử nấm, có mùi tanh. Vì vậy, chính xác mà nói, nấm đồng tiền là sự kết hợp của 2 loài nấm và tảo. Các sợi nấm trong quần thể nấm đồng tiền có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng cho tảo. Tảo sử dụng các chất này để quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng nuôi sống quần thể cộng sinh.

Loại nấm này thường gặp ở những vùng nuôi tôm có độ mặn cao, biểu hiện rõ rệt khi chúng phát triển trên bề mặt bạt ao (bờ, đáy). Sau 7-10 ngày cấp nước vào ao hoặc khi thấy tảo trong ao phát triển quá mức, phân rã (tảo tàn ) và nhiều chất thải hữu cơ, nấm bắt đầu phát triển to bằng đầu ngón tay út, sau đó tăng nhanh về kích thước một vài ngày sau đó. 

Nhận diện nấm đồng tiền trong ao tôm 

Nấm đồng tiền bám trên thân ống 

  • Nấm có dạng như những lớp vảy hình chân chó hoặc những nhành cây phân nhánh, đôi khi giống như một cụm sợi quấn vào các nhau.
  • Nấm phát triển với kích thước nhỏ và nhanh chóng to ra sau vài ngày. Nấm bám chặt mạnh vào bạt ao, đất, đá, máng ăn, thiết bị và các vật dụng sử dụng trong ao.
  • Trong ao nuôi, tôm rất dễ bị mùi tanh của nấm đồng tiền hấp dẫn, ngoài ra ao nuôi chứa nhiều cặn bẩn, thức ăn dư thừa, độ mặn cao chính là điều kiện thuận lợi cho loài nấm này phát triển.

     Tác hại của nầm đồng tiền đến tôm:

  • Nấm đồng tiền có mùi tanh giống như chất dẫn dụ hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này. Tôm ăn phải nấm này vào cơ thể, nấm tiết ra các độc tố dẫn đến tôm rất dễ mắc bệnh đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn, từ đó ốp thân, còi cọc, chậm lớn và một số có thể chết (rớt đáy).
  • Đồng thời khi tôm ăn nấm vào cơ thể sẽ tiết ra các cụm nấm đồng tiền là nơi trú ngụ của rất nhiều sinh vật có hại gây bệnh cho tôm như vi khuẩn Vibrio, nguyên sinh động vật, vi bào tử, kí sinh trùng.
  • Việc xử lý loài nấm này bằng biện pháp cơ học: chà, tẩy các cá thể nấm này khi phát hiện chúng,việc này sẽ làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn, nhanh lây lan. Đồng thời các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố ảnh hưởng đến tôm khi tôm ăn phải

     Một số giải pháp xử lý Nấm Đồng Tiền trong ao tôm mang đến hiệu quả cao

 Cải tạo đầu vụ nuôi

  • Dùng vôi nung (CaO) hòa với nước thành dung dịch đậm sệt, tưới đều, quét lên bạt ao và các vật dụng, trang thiết bị. 
  • Đối với ao phủ bạt bờ và ao đất, cần giữ ẩm mặt đáy ao và rắc vôi nóng dày trên bề mặt đáy ao, khu vực mé bờ ao với liều lượng từ 700-800kg/1.000 m2.
  • Phơi 2 đến 3 ngày sau đó tiến hành xịt rửa và vệ sinh lại ao.
  • Tất cả các vật dụng và thiết bị của ao cần được vệ sinh khử trùng bằng cách dung dịch khử trùng: Chlorine, BKC.

Vệ sinh ao thật kỹ trước khi thả tôm 

Đối với ao đang nuôi và có tôm

  • Tiến hành giảm bớt thức ăn cho tôm nuôi đồng thời tăng cường sử dụng vitamin C chống sốc để tăng sức đề kháng cho tôm
  • Tránh gây ra các mảng bong tróc khi xử lý cơ học (chà, tẩy nấm), làm phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khiến tôm ăn phải. 
  • Sử dụng enzyme xử lý nước kết hợp vi sinh liều cao tại vị trí nấm xuất hiện sẽ giúp ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên 
  • Sử dụng 5 gram – 10 gram men vi sinh đường ruột  BP DIGEST kết hợp trộn cho 1 kg thức ăn, sau đó tạt cho tôm ăn. Nên cho ăn liên tục suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

Men vi sinh tiêu hóa BP DIGEST

  • Kết hợp sử dụng 200gr men vi sinh làm sạch nước BP POND  + 2Kg mật đường, tạt đều xuống ao nuôi và kết hợp sục khí liên tục để tăng thêm hiệu quả xử lý.

Men vi sinh xử lí nước BP POND

  • Duy trì sử dụng enzyme và men vi sinh thường xuyên để làm sạch nước và ngăn chặn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm phát triển.

Chúng tôi luôn đồng hành cùng bà con, mang đến một nền kinh tế bền vững. Rất mong nhận được sự quan tâm, tin tưởng và hợp tác lâu dài của Quý Khách. Vui lòng liên hệ qua số hotline 0911.121.781 để được hỗ trợ nhanh. 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo