Tôm bị mềm vỏ thường xảy ra trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm có biểu hiện vỏ mềm, mỏng hoặc có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề,…Tôm hay vùi mình và dạt vào bờ sau đó chết. Tôm dễ bị phụ nhiễm với các bệnh như nhiễm khuẩn, nấm, protozoa nên tôm thường yếu ớt, phát triển chậm, có thể chết rải rác hằng ngày. Bệnh mềm vỏ trên tôm gây thiệt hại về năng suất và giá trị thương phẩm của tôm.
Bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng
Nguyên nhân gây bệnh:
Do dinh dưỡng:
– Thức ăn thiếu chất khoáng hoặc một số loại chất như Vitamin, đặc biệt là Vitamin D hạn chế sự thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng thiết yếu cho tôm cứng vỏ
– Thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nên bị ẩm mốc.
Do môi trường:
– Trong ao nuôi chứa nhiều chất độc hại do sự phân hủy của các chất hữu cơ, chất độc sinh ra tảo độc hoặc độc do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
– Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động có khả năng gây sốc làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng là nguyên nhân gây mềm vỏ trên tôm
– Độ mặn và độ kiềm thấp làm ao nuôi thiếu khoáng chất vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể tạo thành lớp vỏ cứng như ban đầu.
Biện pháp phòng trị bệnh:
– Cần xử lý nước qua ao lắng, ao lọc trước khi đưa nước vào ao nuôi để đảm bảo nguồn nước sạch mầm bệnh
– Chọn cơ sở cung cấp giống uy tín, thả giống với mật độ vừa phải
– Lựa chọn những loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng bởi các nhà sản xuất uy tín
– Bổ sung BP SORBI nhằm cung cấp vitamin, acid amin giúp tôm tăng sức đề kháng, kích thích bắt mồi
– Thường xuyên bổ sung khoáng BP MINE 7+ nhằm cung cấp khoáng chất thiết yếu cho tôm, giúp tôm nhanh cứng vỏ chỉ sau 3h sử dụng
– Điều chỉnh độ pH từ 7,5 – 8,5 trong suốt quá trình nuôi tôm.
-
Địa chỉ: 42 Trần Phú, Thị Trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa -
Văn phòng: 34 Trần Phú, Thị Trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa -
02583.780.781 hoặc 0901.135.126 – Fax: 02583.780.781 -
MST: 4201787225