Nuôi thủy sản ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với một trong những thách thức to lớn là biến đổi khí hậu. Đồng thời, do các tác động bất lợi từ ô nhiễm nước thải, môi trường, vùng nuôi; tình hình dịch bệnh trên tôm, cá diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp ngăn ngừa một cách hiệu quả; việc lựa chọn thức ăn, nguồn giống, hóa chất không rõ nguồn gốc dẫn đến dịch bệnh tác động lên đối tượng nuôi, ảnh hưởng năng suất, chất lượng nuôi.
Trong nuôi thủy sản, việc sử dụng thuốc, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường trong ao nuôi, bể nuôi là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong nuôi thâm canh. Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được chú trọng. Rất nhiều nước trên thế giới đã có những thay đổi hoặc thắt chặt các quy định của quốc gia về viêc sử dụng thuốc tri ̣bệnh trong nuôi trồng, đặc biêt là kháng sinh, dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản. Việc sử dụng hóa chất không đúng sẽ không đạt hiệu quả hoặc tồn lưu dư lượng trong cơ thể vật nuôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, hóa chất còn tồn lưu trong môi trường, tác động xấu đến hệ vi sinh vật trong môi trường nuôi.
Tôm bị hoại tử gan tụy (nguồn: https://thuysanvietnam.com.vn/)
Cùng với việc tăng sản lượng, một khó khăn nữa đối với ngành nuôi trồng thủy sản đó là vấn đề dịch bệnh, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Gần 30 bệnh và hội chứng bệnh của tôm nuôi với 2 nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng đã được một số tài liệu gần đây nhắc đến nhưng sự hiểu biết về chúng còn rất ít. Một số tác nhân gây bệnh quan trọng như vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, nấm và nguyên sinh động vật) hay do môi trường, độc tố. Chúng gây bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh phát sáng, hoại tử gan tụy cấp tính, chậm phát triển ở tôm… Tôm phát triển tốt cần điều kiện môi trường phù hợp đồng thời chúng cũng cần có khả năng thích ứng nhất định với môi trường.
Tôm bị bệnh virut đốm trắng (nguồn: http://vienloci.org.vn/)
Tuy nhiên các tác nhân như virus và các chủng vi sinh vật gây bệnh cũng là mối lo ngại lớn đối với người nuôi tôm thẻ chân trắng do hệ miễn dịch của tôm không đặc hiệu. Các bệnh và nhiễm trùng ảnh hưởng đến tôm nuôi bao gồm hội chứng tử vong sớm (Early Mortality Syndrome, EMS), hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome, WSS), hội chứng Taura, nhiễm trùng hoại tử dưới da và tạo máu (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis), bệnh vàng gan và nhiễm khuẩn Vibrio. Đặc biệt tôm thường có thể bị nhiễm đồng thời hoặc tuần tự với nhiều loại virus hoặc thậm chí các chủng khác nhau của cùng một loại virus.
Vì vậy, giải pháp sử dụng men tiêu hóa cao cấp cho thủy sản chứa đa chủng probiotic với những tính năng vượt trội như: cải thiện tốc độ tăng trưởng, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn cho tôm cá, đồng thời chống lại một số bệnh đốm trắng, đứt ruột, EMS,… là điều cần thiết và quan trọng.
Tài liệu tham khảo
- Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2000), “Hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm trong môi trường nuôi tôm”, Trích tham luận tại hội nghị phát triển nuôi tôm tạo sản phẩm vệ sinh thực phẩm khu vực miền chung và miền nam, Thông tin Khoa học công nghệ, số 9, tr 11-12.
- http://agritrade.com.vn/ViewArticle.aspx?ID=4897.
- http://thuysanvietnam.com.vn/dich-benh-tren-tom-article-23293.tsvn.
Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học BioPro Khánh Hòa
- Sản phẩm chất lượng, hiệu quả cao
- Giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng
- Luôn luôn tận tâm, tư vấn miễn phí cho khách hàng
- Hàng luôn có sẵn, ship COD toàn quốc.
A/c nào quan tâm gọi ngay hoặc nhắn zalo 0911525781 để em tư vấn tận tình thông tin chi tiết về sản phẩm, báo giá nhanh nhất 24/7.