NGHỀ NUÔI NHUM SỌ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

Nhum sọ hay cầu gai sọ dừa là loài nhuyễn thể có tên khoa học là Tripneustes gratilla thuộc họ Toxopneusstidae, nhóm Cầu gai đều Regularia, lớp Cầu gai Echinoidae, ngành Da gai Echiodermata. Nhum sọ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Chúng thường được khai thác lấy trứng để làm thực phẩm với hàm lượng protien trứng cao từ 20-25%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhum sọ tự nhiên  nước ta bị khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên dần trở nên cạn kiệt. Trước tình hình trên, đòi hỏi cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh sản của chúng nhằm triển khai các mô hình sản xuất giống và nuôi thử nghiệm ở các vùng ven biển và đảo xa.

Nhum sọ hay nhum cầu gai

Trong một bài báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo nhum sọ ở vùng biển Nha Trang – Khánh Hoà” năm 2003 của tác giả Lê Ðức Minh và Hoàng Thị Thảo thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III dưới sự tài trợ của Dự án SUMA đã cho thấy rằng quá trình nuôi vỗ nhum sọ tự nhiên trong bể xi măng với thức ăn chính là rong câu chỉ vàng và rong mơ, sau đó sử dụng các chất kích thích sinh sản cho kết quả sinh sản trên 90%.  Ấu trùng nhum sọ được ương nuôi bằng các loại tảo Nanochloropsis oculata, Navicula sp, và Spirulina sp có tỷ lệ sống trên 80% sau 15 ngày. Cùng với đó, một nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng của nhum sọ tự nhiên trong bể xi măng cho thấy tốc độ tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của nhum sọ rất chậm, dao động từ 0,71% đến 1,94%.Tuy nhiên tỷ lệ sống của nhum sọ khá cao, dao động từ 84,48% đến 89,66%.

Mới đây, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã phối hợp với Viện Hải dương học thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm nhum sọ tại vùng biển Lý Sơn. Ông Huỳnh Ngọc Thảo – hộ nuôi thử nghiệm cho biết thêm “Sau thời gian thả nuôi, nhum thích nghi với môi trường giàn bè và phát triển tốt, nguồn thức ăn cũng rất dễ tìm, chủ yếu là rau câu là chính. Hiện tại, nhum thành phẩm có giá bán tại Lý Sơn từ 260.000 – 300.000 đồng/kg. Nếu mô hình thành công và được nhân rộng sẽ mang lại kinh tế lớn cho bà con Lý Sơn”. Sau một năm sẽ tiến hành đánh giá kết quả mô hình nuôi thử nghiệm này và tiến hành nhân rộng. Bước đầu cho thấy mô hình có chi phí đầu tư thấp và dễ dàng thực hiện đối với ngư dân biển.

Hiện nay, nhum rất được ưa chuộng tại Lý Sơn cũng như các nơi khác trên cả nước, đặc biệt là các khu du lịch. Mô hình này hứa hẹn cung cấp nguồn nhum chủ động và tạo thêm thu nhập cho người dân.

Xem thêm:

⇒Lối đi nào cho “thủ phủ” tôm hùm Khánh Hòa  ⇒Mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM