Một số lưu ý sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm

Hiện nay, nuôi tôm sử dụng chế phẩm vi sinh được xem là nền tảng cơ bản nhất trong công nghệ nuôi bền vững, được ứng dụng rộng rãi và xuyên suốt. Để sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh đạt hiệu quả, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề.

(Hình minh họa)

Trước khi thả giống

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh trước khi thả giống là cần thiết, bởi khi đưa vi sinh vật có lợi vào môi trường ngay từ đầu sẽ giúp chúng phát triển và hạn chế vi sinh vật có hại. Mặt khác, góp phần ổn định môi trường nước trong thời gian nuôi, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh.

Sau khi lấy nước đầy ao khoảng 7 – 10 ngày, tiến hành sử dụng vi sinh liều cao gấp 2 – 3 lần nhà sản xuất, thời gian sử dụng vào lúc trời nắng. Mục tiêu sử dụng lần đầu với liều cao là giúp cho vi sinh vật phân hủy các chất cặn bã, khí độc còn sót lại sau khi đã qua lắng lọc. Trước khi thả giống 2 – 3 ngày sử dụng theo liều dùng của nhà sản xuất để nâng cao tính ổn định chất lượng nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế phát triển của vi sinh vật có hại. Đồng thời, kết hợp sử dụng bón phân để gây màu, sử dụng khoáng chất giúp ổn định môi trường.

 

Giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng cho tất cả mô hình nuôi tôm nhằm giúp quản lý môi trường tốt hay không tốt ở giai đoạn này sẽ tác động ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khỏe, tăng trưởng và sức đề kháng của tôm và liên quan đến bệnh (bệnh chết sớm – EMS, bệnh liên quan gan tụy, đường ruột…).

Ở giai đoạn tôm 1 tháng tuổi môi trường nước thường tồn tại một lượng nhất định phiêu sinh vật. Trong đó tảo là phiêu sinh thực vật yêu cầu bắt buộc hiện diện phải có. Tảo sẽ góp phần điều hòa các yếu tố môi trường nước và là nguồn thức ăn cho tôm, đặc biệt là giai đoạn mới thả giống. Mặt khác, ở giai đoạn này quá trình hình thành mùn bã hữu cơ trong đáy ao cũng chưa cao, nên để quản lý môi trường tốt và tăng sức đề kháng của tôm. Lưu ý: Nên lựa chọn chế phẩm vi sinh có chức năng quản lý môi trường nước và có xu hướng kích thích tảo phát triển, loại hiếu khí để quản lý môi trường ở giai đoạn này, sử dụng vào buổi trưa nắng, liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất.

 

Giai đoạn nuôi từ 30 ngày tuổi đến thu hoạch

Ở giai đoạn nuôi khoảng 30 ngày tuổi, tiến trình sinh tổng hợp Protein ở các mô, cơ mới của tôm tăng mạnh; cần một nguồn lớn Lipid dự trữ ở gan, tụy; sự phân chia tế bào gia tăng nên tôm bắt đầu đòi hỏi nguồn thức ăn lớn để đảm bảo nhanh quá trình lột xác xảy ra. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này quá trình tích lũy mùn bã hữu cơ ở đáy ao cũng bắt đầu hình thành và tăng mạnh.

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh cần lưu ý chọn loại vi sinh có chức năng quản lý chất cặn bã hữu cơ và có xu hướng hạn chế tảo phát triển, có thể sử dụng xen kẽ chế phẩm vi sinh hiếu khí và yếm khí. Tuy nhiên, chế phẩm vi sinh hiếu khí sử dụng vào trưa nắng, loại yếm khí sử dụng chiều mát hay buổi đêm. Ở giai đoạn này nên sử dụng liều lượng cao hơn và tần suất sử dụng ngắn hơn so với nhà sản xuất. Đối với ao đất hợp chất hữu cơ dễ hình thành và phong phú hơn ao trải bạt nên vi sinh vật dễ phát triển hơn, do đó liều lượng sử dụng ao đất ít hơn, dài ngày hơn ao trải bạt.

Trích Người Nuôi Tôm

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM