Một số kỹ thuật nuôi tôm mùa lạnh

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý để ao nuôi phát triển tốt, tránh các thiệt hại xảy ra.

Hình thức nuôi tôm thâm canh

Thả đúng mật độ từng loại nuôi theo đúng khuyến cáo của nhà chuyên môn. Tuân thủ theo đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo, hạn chế thả, nuôi vào thời điểm thời tiết lạnh.

Giảm hoặc không tăng lượng thức ăn, mặc dù kiểm tra thức ăn trong nhá, sàng đã hết.

Nâng mức nước trong ao lên trên 1.4m nhằm giữ nhiệt độ ít dao động giữa ngày và đêm.

Tăng cường thời gian vận hành quạt, nhất là thời điểm trời ít nắng, ban đêm nhiệt độ xuống thấp.

Tăng sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa…

Sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước, hạn chế khí độc,…

Khi phát hiện tôm bị bệnh do vi khuẩn gây ra, cần sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn (lodine, BKC, …) để điều trị, tôm nuôi bị nhiễm bệnh do virus thì cần xem xét tình hình toàn bộ, trường hợp nặng thì cần phải thi hoạch sớm.

Nuôi quảng canh cải tiến

Cần nâng mực nước trong vuông (mương bao trên 1.2m, trên mặt ruộng >0.5m).

Tuyệt đồi không cấp nước trực tiếp từ sông rạch chưa qua lắng lọc. Cần chủ động nguồn nước đã qua lắng lọc, xử lý kỹ trước khi cấp vào vuông nuôi.

Sử dụng men vi sinh định kỳ để ổn định môi trường, hạn chế khí độc làm sạch môi trường vuông nuôi.

Trường hợp đang cho tôm ăn dặm thì ngưng hoặc giảm thức ăn và phối trộn thêm các chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, … nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.

Hình thức nuôi quảng canh và nuôi tôm rừng

Thả cắt vụ để có thời gian cải tạo đất. Nên cắt vụ tại thời điểm sên vét ao đầm, phải đảm bảo có thời gian phơi ao, đầm ít nhất khoảng 15 – 30 ngày.

Thời gian thả giống khoảng từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12.

Đối với bất kỳ hình thức nào thì người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường (ngày 2 lần), kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, kiểm tra bờ ao, cống bọng… để phát hiện sớm nhất các yếu tố bất lợi cho tôm nhằm đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả và nhanh nhất.

Khi phát hiện tôm nuôi có biểu hiện ngoài tầm kiểm soát thì người nuôi cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật chuyên môn gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm để trị các bệnh do virus gây ra, không tự ý xả thải nước chưa qua xử lý ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Khoa Thủy sản

Học viện Nông  nghiệp Việt Nam

Tin tức dành cho bạn: Men vi sinh dành cho thủy sản 

 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM