KỸ THUẬT SAN TÔM CHỐNG SỐC, GIẢM HAO HỤT

Kỹ thuật san tôm giảm hao hụt

Khi tôm sang ao mới, theo dõi tôm trong những ngày đầu, bổ sung liên tục vào môi trường mới gồm khoáng, Premix, vitamin C, Beta glucan. Tăng cường quạt nước, chạy oxy đáy, đánh vi sinh ổn định nước, môi trường. Thời điểm san tôm rất nhạy cảm  phải chịu sự thay đổi của môi trường, tôm dễ bị sốc, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tỷ lệ sống. Bà con cần đặc biệt lưu tâm giai đoạn san tôm rất quan trọng, thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế nhất tình trạng sốc của tôm, giảm hao hụt.

Chuẩn bị trước khi san tôm

– Kiểm tra sức khỏe tôm trước khi san: tôm ăn khỏe, gan nâu hoặc đen, ruột to, đen, đầy thức ăn. Hoạt động tôm khỏe khi nhấc nhá lên tôm búng mạnh, vỏ bóng mượt.

– Môi trường ao mới cần được điều chỉnh các chỉ số sao cho tương đương với ao cũ: các chỉ số về độ pH, kiềm, nhiệt độ, độ mặn, khoáng trong ao. 

– Ao mới cần diệt khuẩn và đánh trước các chất khoáng, chống sốc trước khi san tôm ít nhất 1 tiếng để đảm bảo các chất được tan đều trong ao:

Chống sốc cho tôm: tạt Yucca  500ml/ 2000 – 3000m³  kết hợp bổ sung vitamin C.

Bổ sung vitamin và khoáng chất do tôm vào lúc khoảng 6 giờ chiều: sử dụng khoáng BP Mine 7+ liều 5kg/ 1500m³ 

Khoáng tạt BP MINE7+

Trong khi san tôm

  • – Rút 20 -30% nước ao cũ và cấp thêm nước mới như vậy 2-3 lần.
  • – Kéo khô: dùng lưới mắt thích hợp, nếu sang tỉa dùng lưới mắt to để lọc kích cỡ tôm, nếu sang hết ao thì dùng lưới mắt nhỏ. Mỗi mẻ nên kéo từng đoạn ngắn, không kéo rộng để tránh tôm bị ngộp. Thao tác cân tôm và chuyển tôm phải nhanh, nhẹ nhàng. Khi đưa tôm sang ao mới, rổ tôm ngập xuống nước để tôm tự bơi ra từ từ.
  • – San ướt bằng ống: Lựa chọn ống nhựa ϕ ≥168mm nối từ ao cũ sang ao mới để chuyển tôm san.

Sau khi san tôm 

  • Sau khi san tôm xu hướng lột nhiều, bị mất sức và sốc, nếu lúc này không bổ sung các chất cần thiết để tôm hồi phục, nâng cao sức đề kháng, giảm sốc và nhu cầu khoáng bù đắp cho tôm lột, tôm rất dễ chết, dẫn đến hao hụt, thiệt hại về kinh tế.
  • Đối với môi trường, sau khi san cần theo dõi thường xuyên hoạt động của tôm, kiềm trong nước, cung cấp oxy đủ oxy. Bổ sung khoáng tạt liên tục vào buổi chiều tối bằng BP Mine 7+ để cung cấp khoáng đầy đủ cho tôm, tránh các tình trạng tôm mềm vỏ, không cứng vỏ, ốp thân sau khi lột. Đồng thời, bổ sung thêm men vi sinh xử lý nước BP POND gói 500g cho 3000m³ để ổn định chất lượng nước.
  • Cho ăn: Ngày đầu sau khi san hạn chế cho tôm ăn, có thể cắt cữ. Ngày thứ 2 có thể cho tôm ăn 30 – 50% và tăng đều thức ăn cho các ngày tiếp theo.

Một số dấu hiệu nhận biết tôm bị sốc khi san

Một số lưu ý khi san tôm

  • Khi chuyển sang ao mới tôm bơi lờ đờ trên mặt nước.
  • Sau khi chuyển tôm sang ao mới khoảng 2 -5 ngày, tôm xuất hiện nhiều giờ trên mặt nước, nơi lội bất thường quanh ao. Khi xiphong tỷ lệ tôm rớt trong ao cao, tôm rớt đáy còn nguyên con. 
  • Thân tôm có các dấu hiệu đục cơ, vỏ sần sùi. Đuôi co cụm, hoặc tưa rách. Các phụ bộ bị tổn thương như râu gãy, cụt…
  • Trường hợp sốc môi trường nặng ngay sau khi sang ao mới là tôm bị cong thân khó đổi thẳng.
  • Tôm khó lột hoặc lột dính vỏ, mềm vỏ, không cứng vỏ, bị chết sau lột.
  • Gan tôm bị nhạt màu hoặc chuyển sang màu xanh đen.
  • – Hoạt động bắt mồi giả, tôm ăn yếu hoặc bỏ ăn, ruột rỗng. Thời gian canh nhá kéo dài, xuất hiện tôm chết trong nhá tăng dần theo thời gian.

Bài viết trên giới thiệu đến bà con kỹ thuật san tôm hạn chế sốc và giảm hao hụt tôm, nếu có thắc mắc về kỹ thuật hoặc sử dụng sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0911.121.781 để được hỗ trợ nhanh.

 

 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo