KÝ SINH TRÙNG – NGUY CƠ TIỀM ẨN GÂY THIỆT HẠI TRÊN TÔM

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ngày càng được nhân rộng với mật độ cao, việc quản lý nguồn nước ngày càng phức tạp khiến môi trường dễ bị ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh. Trong đó, có ký sinh trùng phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng căng thẳng và chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, hệ lụy nghiêm trọng nhất là ký sinh trùng tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát gây bệnh trên tôm.

  • Tác nhân và điều kiện gây bệnh:

– Gregarine thuộc lớp trùng hai tế bào: Eugregarinida, ký sinh chủ yếu trong đường ruột tôm.
– Cấu tạo Gregarine ở giai đoạn trưởng thành hay thể dinh dưỡng gồm có 2 tế bào. Tế bào phía trước (Protomerite-P) có cấu tạo phức tạp gọi là đốt trước (Epimerite – E) nó là cơ quan đính của ký sinh trùng và tế bào phía sau (Deutomerite – D). 

Cấu tạo thể dinh dưỡng, hình ảnh sôi trên kính hiển vi và vật thể trung gian kí sinh của Gregarine 

  • Điều kiện gây bệnh

– Bệnh thường gặp ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, nuôi mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Một số trường hợp tôm ao đất khoảng 10 ngày đã phát hiện được bệnh. Trong ao có nhiều vật chủ trung gian: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giun đốt. 

  • Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng trên tôm

Khi gặp trường hợp tôm mắc phải bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột được chia thành các dạng bệnh có dấu hiệu như sau:

  1. Bệnh vi bào tử trùng
  • Tôm sẽ chuyển sang màu trắng sữa hoặc trắng đục nếu nhiễm bệnh.
  • Tôm khi lớn hơn có thể quan sát rõ ràng hơn.
  • Một số con ở phần cuối cơ thể hoặc phần lưng bị đục cơ.
  • Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy

Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng

2. Tôm nhiễm bệnh Haplosporidian có các dấu hiệu

  • Cơ thể nhợt nhạt, gan tụy co lại, tôm chậm lớn.
  • Sắc tố melanin ở tế bào biểu bì giảm, tăng FCR cao, chậm tăng trưởng.     

3. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột GregarineVermiform gây phân trắng

  • Biện pháp phòng bệnh kí sinh trên tôm

            Chủ động ngăn chặn ký sinh trùng ngay từ đầu vụ nuôi

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách thăm nhá, chài tôm, kiểm tra chất lượng nước. Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh bằng mắt thường. Dù vậy khi tôm nhiễm rất nặng thì đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể. Chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kính hiển vi.
  • Công tác cải tạo đầu vụ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh (hến, ốc, chem chép). Nguồn nước cấp vào ao nuôi được xử lý kỹ càng, qua hệ thống màng lọc (túi lọc) để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể.

            Cải thiện môi trường nước ao nuôi

  • Diệt khuẩn phổ rộng, nguyên sinh động vật, nấm, trùng hai tế bào. Dùng BP DINE (1 lít/2.500-3.000 m3 nước) giúp diệt nhanh, diệt mạnh các mầm bệnh xâm nhập vào tôm.

BP Dine  

  • Bổ sung chế phẩm sinh học men vi sinh xử lí nước BP TOP (200gr men/ 1000m3 bổ sung thêm 2kg mật rỉ ủ kín 12h tạt xuống ao lúc trời mát) nhằm phân hủy chất thải hữu cơ, làm sạch đáy ao, làm sạch nước ao nuôi. Giúp ngăn chặn sự phát triển, bùng phát của các nguyên sinh động vật, nấm, có cơ hội xâm nhập và gây bệnh trên tôm.

BP TOP 

KÍNH CHÚC BÀ CON MÙA VỤ THÀNH CÔNG!!! 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM