KHÁC BIỆT GIỮA AO TÔM LÓT BẠT VÀ AO TÔM TRUYỀN THỐNG

Rủi ro khi nuôi tôm bằng ao đất

Nghề nuôi tôm ở nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Mô hình nuôi tôm được người nuôi nhân rộng và phát triển, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, không phải mô hình nuôi tôm nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi tôm ao đất vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro, gây nhiều thiệt hại cho bà con. Việc sử dụng ao ( hồ) lót bạt để nuôi tôm đã hạn chế được rất nhiều nhược điểm so với ao nuôi truyền thống, đặc biệt hiện nay dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

  • Một số vấn đề khi nuôi tôm bằng ao đất truyền thông

1. Ao nuôi có diện tích quá lớn khó kiểm soát

Bà con nuôi tôm ao đất thường có suy nghĩ: nuôi ao có diện tích lớn sẽ thả được nhiều, sản lượng thu hoạch được nhiều. Ao đất của bà con đa phần thường có diện tích 3000 – 4000m2. Với diện tích ao nuôi lớn khó kiểm soát được chất lượng môi trường ao nuôi, khi tôm bị bệnh người nuôi không phát hiện kịp thời để xử lý, dịch bệnh sẽ lây lan hết toàn bộ ao nuôi gây ra những thiệt hại lớn cho bà con.

2. Không có ao lắng để xử lý nguồn nước

Với mô hình nuôi tôm ao đất bà con có diện tích đất ít nên thường tập trung phần diện tích đất này làm ao nuôi tôm, không đầu tư diện tích ao lắng để xử lý nước.

Bà con lấy nước từ ngoài vào và xử lý hóa chất trực tiếp trong ao nuôi, không qua hệ thống ao lắng để xử lý mầm bệnh, giảm tính độc hại của những hoá chất dùng trong việc xử lý nước trước khi cung cấp cho ao nuôi chính. Phần hóa chất này sẽ tích tụ tại nền đáy, kết hợp với một số chất hữu cơ từ phân thải của tôm nuôi và thức ăn dư thừa sẽ  tạo  thành hợp chất hữu cơ độc hại gây hại cho tôm. Đồng thời mầm bệnh cũng có thể chưa được xử lý triệt để chúng vẫn còn tìm ẩn, phát sinh dịch bệnh gây hại cho tôm nuôi.

3. Ao nuôi dễ bị nhiễm phèn đối với những vùng đất bị nhiễm phèn

Ao đất bị nhiễm phèn

Phèn xuất hiện trong ao nuôi đặc biệt là ao đất là nỗi lo của nhiều bà con bởi phèn luôn tiềm tàng trong đất, đồng thời khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ xuống ao nuôi cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị nhiễm phèn.

1. Nước ao dễ bị đục

– Nước ao bị đục dẫn đến chất lượng nước kém và khó xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm nuôi.

– Đối với nuôi tôm ao đất sau những cơn mưa làm cho đất, bùn sét ở bờ ao nuôi bị rửa trôi mạnh hòa vào nước ao làm cho nước ao bị đục

– Nước ao bị đục làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao, cản trở quá trình hô hấp của tôm, tôm thiếu oxy tôm sẽ có biểu hiện nổi đầu vào lúc sáng sớm, bơi lờ đờ.

– Giảm khả năng bắt mồi của tôm, giảm tỉ lệ tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.

2. Dễ phát sinh khí độc gây hại cho tôm

Giai đoạn tôm lớn từ 30 ngày trở lên, với lượng thức ăn giàu dinh dưỡng được bổ sung vào ao mỗi ngày, thông thường tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn, phần còn lại tôm ăn không hết dẫn đến dư thừa, lượng phân tôm, tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy tồn đọng tích tụ dưới đáy ao và các mầm bệnh đã tích tụ nhiều ở dưới đáy ao thấm sâu vào trong bùn đất.

Khi hàm lượng khí độc trong ao tăng cao vượt ngưỡng an toàn làm cho tôm bị ngạt cản trở quá trình hô hấp, tôm sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.

Một số đặc điểm về ao bạt

Ưu điểm của lót bạt ao tôm so với ao đất

  • Việc sử dụng bạt nhựa để lót đáy ao nuôi tôm là phương pháp ngăn cản tiếp xúc nước ao với nền đáy đất phèn để tránh pH thấp ở đáy ao và nước giảm vấn đề cho quá trình nuôi tôm, đặc biệt là trong mùa mưa.

Ao bạt được phủ 

  • Chất lượng nước ao được quản lý dễ dàng hơn.
  • Lớp lót rút ngắn thời gian làm sạch ao và chuẩn bị ao, chỉ cần 4 đến 8 ngày để hoàn thành quá trình so với 30 đến 45 ngày để làm sạch và sấy khô ao đất bình thường, do đó số lượng mùa vụ mỗi năm có thể được tăng lên để làm cho năng suất ao hàng năm cao hơn.
  • Việc lót ao nhựa thuận tiện để tạo hố xi phong cho ao nuôi tôm nhằm giảm thiểu sự tích tụ của chất thải và khí độc sinh ra trong ao ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.  
  • Lớp lót ao tôm cũng ngăn chặn sự xói mòn của bờ ao do sóng, gió và dòng nước tạo ra từ quạt nước làm giảm chi phí bảo trì và sửa chữa ao. 

Nhược điểm của ao lót bạt 

  • Chi phí đầu tư ban đầu cho các ao nuôi là cao từ 10.000 đến 100.000 USD hoặc hơn tùy thuộc vào loại lót và kích thước của ao và các yếu tố khác.
  • Cần có lao động và thiết bị thủ công đáng kể để vệ sinh và chuẩn bị ao đúng cách trước khi có thể tiến hành chu kỳ sản xuất tiếp theo.
  • Hệ vi sinh vật trong ao lót bạt cũng ít phong phú hơn ao đất do đó năng suất tự nhiên cũng thấp hơn ao đất.

Yêu cầu chung khi sử dụng ao lót bạt

  • Chi phí vốn của các ao lót có thể rất quan trọng, do đó, phân tích tính khả thi toàn diện được khuyến nghị khi xem xét công cụ sản xuất này. Với những người dân muốn giảm thiểu chi phí sản xuất có thể lựa chọn chỉ lót bạt ở vùng giữa của khu vực xi phong chất thải. 

Vật liệu phủ bạt 

  • Việc lựa chọn ao lót bạt ngoài sự cân nhắc các yếu tố tài chính còn phải lựa chọn đúng loại bạt lót cho từng mô hình nuôi. Cần lựa chọn nhà cung cấp thiết bị bạt lót uy tín và cẩn thận trong thi công để đảm bảo hiệu quả của công trình. 
  • Sau khi lắp đặt ao lót bạt, các chuyên gia cũng khuyên cần phải rửa sạch bạt hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng. 

Công ty BIOPRO KHÁNH HÒA luôn sẵn sàng phục vụ khi cả nhà cần, mọi thắc mắc xin vui lòng gọi đến 0911.121.781 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.

                                                                                CHÚC BÀ CON CÓ MÙA VỤ THÀNH CÔNG – TRÚNG MÙA ĐƯỢC GIÁ

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo