HIỆN TƯỢNG TÔM NỔI ĐẦU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bệnh nổi đầu trên tôm là một tình trạng bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân mà biểu hiện chính là tôm nổi đầu trên mặt nước, tấp mé bờ. Bệnh này có thể gây ra tình trạng tôm yếu và chết rải rác, có thể chết hàng loạt nếu như bà con mình không phát hiện sớm, không xác định đúng nguyên nhân và kịp thời xử lý.

Các dấu hiệu bệnh nổi đầu trên tôm cũng khá rõ ràng

  • Tôm nổi đầu, kéo đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước
  • Tôm bỏ ăn, chậm lớn
  • Tôm chết rải rác, thậm chí chết hàng loạt vào buổi sáng
  • Màu sắc mang tôm thay đổi từ màu trắng ngà sang màu hồng 

Hiện tượng tôm nổi đầu 

Vậy theo bà con những nguyên nhân nào có thể xảy ra hiện tượng nổi đầu trên tôm?

Một số nguyên nhân phổ biến trên tôm 

1. Thiếu Oxy hòa tan

Tôm nổi đầu vào sáng sớm khi mà hàm lượng oxy hòa tan ở mức quá thấp < 2ppm. Nguyên nhân khiến hàm lượng oxy hòa tan thấp là do ban đêm các loại tảo thực hiện quá trình hô hấp làm giảm lượng oxy trong ao, đến ban ngày tảo thực hiện quang hợp để cung cấp oxy cho nước nhưng không đủ dẫn đến thiếu oxy hòa tan. Ngoài ra, sự phát triển mạnh của sinh vật hiếu khí cũng làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước. 

Ao nuôi thiếu oxy hòa tan sẽ khiến tôm nổi đầu để lấy oxy hô hấp, tôm ăn ít hơn mọi ngày, dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn, tích tụ khí độc, giảm sức đề kháng trên tôm. 

2. Khí độc trong ao

Sự xuất hiện của NH3, H2S, NO2 cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi đầu trên tôm. Khí độc trong ao tăng là do đáy ao tích tụ quá nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa. Những ao này thường có màu nước đậm, độ trong thấp, tôm không thể cư trú ở khu vực tầng giữa mà phải bơi lên mặt để tìm oxy để hô hấp.

 

3. Tôm bị nhiễm bệnh

Các bệnh thường gặp trên tôm như EMS, bệnh đỏ thân, bệnh đốm trắng cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm nổi đầu, kéo đàn, bỏ ăn, thậm chí chết hàng loạt nếu không điều trị kịp thời. 

Hình ảnh tôm bị nhiễm bệnh 

 

Ngoài ra, hiện tượng tôm nổi đầu còn có thể do biến động các các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nắng mưa thất thường, tảo tàn, sự thay đổi đột ngột của pH, độ trong.

  • Để khắc phục hiện tượng tôm nổi đầu nhanh nhất và hiệu quả nhất, bà con cần xác định được đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm nổi đầu.

Muốn chẩn đoán một cách chính xác  nguyên nhân, bà con cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
  • Bước 2: Đo các chỉ tiêu môi trường, hàm lượng khí độc trong ao, pH.
  • Bước 3: Quan sát và kiểm tra hàm lượng tảo trong ao nuôi.
  • Bước 4: Kiểm tra tôm bằng mắt thường và các biểu hiện lâm sàng xem tôm có bị bệnh không
  • Bước 5: Xét nghiệm bệnh tôm bằng kỹ thuật PCR để kiểm tra xem tôm có bị nhiễm các bệnh EMS, bệnh đốm trắng, đỏ thân hay không.

     Một số cách xử lý tôm nổi đầu

  • Nếu hàm lượng oxy hòa tan thấp thì tăng cường chạy quạt nước, sục khí cho ao nuôi. Đồng thời tiến hành xi phong đáy ao, sử dụng chế phẩm sinh học  BP TOP Men vi sinh xử lý mùn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy.
  • Đối với những ao có khí độc thì tiến hành thay nước mạnh để làm loãng nồng độ khí độc, đồng thời sử dụng các dòng vi sinh đơn dòng hoặc các sản phẩm có Bacillus, nitrosomonas để cấp cứu tôm nổi đầu. Sau đó, đánh men vi sinh xử lý đáy ao BP TOP để phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao nhằm ngăn chặn khí độc xuất hiện trở lại.
  • Ao nuôi có tảo phát triển quá mức, nhiều rong thì cần tạt men vi sinh cắt tảo vào buổi tối để diệt tảo kết hợp sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao để giải quyết tình trạng xác tảo chết, đồng thời cấp cứu tôm nổi đầu một cách hiệu quả.
  • Trong trường hợp tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đỏ thân hay bệnh đốm trắng trên tôm thì cần phải thực hiện ngay các biện pháp điều trị bệnh đặc hiệu. 

Chúng ta cần làm gì để hạn chế và phòng ngừa bệnh tôm nổi đầu này?

  • Kiểm soát tốt lượng thức ăn
  • Quản lý tốt chất lượng nước môi trường và kiểm soát tảo trong ao
  • Tăng cường nồng độ oxy hòa tan đạt mức tối ưu bằng cách sục khí và tăng cường oxy đáy
  • Mật độ nuôi vừa phải, không quá dày để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm
  • Thường xuyên bổ sung thêm dinh dưỡng, khoáng sữa BP NAMI, vitamin cho tôm tăng sức đề kháng
  • Sử dụng men vi sinh xử lí đáy định kỳ để cải thiện chất lượng môi trường nước, giảm ô nhiễm và khí độc.

Trên đây là tất cả những vấn đề xoay quanh bệnh nổi đầu trên tôm mà Biopro Khánh Hòa chia sẻ đến quý bà con. Công ty hi vọng rằng có thể giúp cho bà con mình hiểu thêm về bệnh này cũng như phát hiện sớm bệnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả nhất cho ao nuôi của mình. Vui lòng gọi vào số hotline 0911.121.781 để được kỹ thuật hỗ trợ tư vấn nhanh.

 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM