GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM

Nuôi tôm ngày nay được xem là một ngành nghề đem lại khá nhiều thách thức cho bà con, môi trường ngày một ô nhiễm kéo theo sự biến động của thời tiết khiến việc nuôi tôm trở nên khó khăn hơn rất nhiều lần. Ngoài khí độc, dịch bệnh, tảo thì rong nhớt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thất thu vụ mùa.

                                            Rong đá, rong nhớt trong ao

Rong là một sinh vật thường phát triển nhiều ở dưới đáy ao nuôi tôm, gây nên những tác hại xấu đến vuông tôm, đặc biệt là ao nuôi quảng canh. Chúng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, nếu rong xuất hiện nhiều sẽ gây hậu quả nghiêm trọng có thể chậm lớn, chết hàng loạt. Có rất nhiều loại rong và mỗi loại rong đều có những đặc điểm riêng:

  • Rong thân cứng: Rong đá, rong đuôi chồn
  • Rong thân mềm: Rong bún, rong mền, rong nhớt, rong hôi.

Hai loại rong xuất hiện phổ biến trong ao nuôi tôm hiện nay chính là rong nhớt và rong đá.

  • Nguyên nhân xuất hiện rong nhớt và rong đá trong vuông tôm

– Qúa trình cải tạo: Qúa trình cải tạo ao bà con không xử lí kỹ, nạo vét bùn đáy ao, bùn bã hữu có tồn động, bào tử rong còn sót lại trong vụ nuôi trước.

– Tải trọng chất hữu cơ cao: Cho ăn quá nhiều, đạm có trong thức ăn dư thừa và chất thải tích tụ có thể tạo ra sự dư thừa chất hữu cơ có trong nước. – Chất lượng nước kém: Sục khí không đủ, nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ amoniac và nitrit cao có thể tạo ra môi trường căng thẳng cho tôm và thúc đẩy quá trình phát triển của vi khuẩn và các sinh vật khác.

– Mất cân bằng sinh thái ao nuôi: Việc thiếu đi các vi sinh vật có ích như men vi sinh có thể tạo ra mất cân bằng trong hệ sinh thái trong ao nuôi.

– Tảo tàn: Hiện tượng sụp tảo trong ao nuôi, tạo nên lớp nhớt nhầy do xác tảo tàn. Mực nước thấp < 1,2m nước trong làm cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống dưới đáy ao, tạo điều kiện cho rong phát triển mạnh mẽ.

– Đặc biệt ở thời điểm cuối mùa vụ rong sẽ xuất hiện nhiều do mùn bả hữu có và thức ăn thừa tích tụ lại.

  • Tác hại của Rong phát triển mất kiểm soát trong vuông.

Đối với môi trường ao nuôi tôm

  • Gây ô nhiễm nguồn nước: Khi rong phát triển quá nhiều, sẽ gây ra hiện tượng “nước xanh” trong ao nuôi tôm.
  • Gây đảo lộn tính ổn định của nước: Rong nhớt sẽ tạo ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với các loại tảo có lợi gây ra sự biến động các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước.
  • Sản sinh ra khí độc trong ao: Rong chết nổi lên trên mặt nước nếu không xử lý kịp thời sẽ phân hủy tạo khí độc trong ao.
  • Làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong ao: Rong hấp thụ oxy để phát triển, chính vì vậy khi rong phát triển quá mức sẽ làm giảm nồng độ oxy trong ao.

Đối với tôm nuôi

  • Ảnh hưởng đến hoạt động bắt mồi của tôm làm tôm chậm lớn.
  • Dễ mắc các bệnh về đường ruột: Rong nhớt là nơi sinh sống của các loại vi khuẩn gây bệnh, khi tôm ăn phải rất dễ gây ra bệnh và có thể gây chết tôm.

Cách diệt rong nhớt trong ao nuôi

Hiện nay có 2 biện pháp diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm là: Biện pháp xử lý thủ công và biện pháp xử lý bằng các chế phẩm sinh học.

1.      Diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm bằng biện pháp thủ công

Phương pháp thủ công là phương pháp dùng vợt để vớt rong nhớt, khi ao nuôi bị rong nhớt quá dày đặc, bà con cần phải vớt hết chúng ra để giảm thiểu tác hại của chúng.

Đối với phương pháp này bà con lưu ý nên cải tạo nền đáy ao nuôi và gây màu nước cho ao nuôi. Luôn giữ mực nước cao khoảng 1m và bà con nên sử dụng màn che để giảm thiểu nguồn ánh sáng chiếu xuống đáy. Nếu như ao không có tôm hãy giảm độ cao của nước xuống, điều này sẽ khiến rong nhớt chết đi và bà con có thể dùng vợt vớt rong nhớt ra.

Đa số các biện pháp thủ công chỉ mang tính tạm thời, về lâu dài rong nhớt có thể phát triển nhiều hơn nữa. Vì vậy để có được hiệu quả tối ưu, bà con nên sử dụng vi sinh để diệt rong nhớt.

2.      Diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm bằng phương pháp sử dụng men vi sinh

Sử dụng vi sinh đang được bà con ngày càng quan tâm vì độ an toàn và hiệu quả mà chúng đem lại. Có rất nhiều loại vi sinh trên thị trường ngày nay như: vi sinh xử lý khí độc, vi sinh xử lý đáy BZT, vi sinh xử lý nước, vi sinh xử lý tảo.

Ngoài 2 phương pháp diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm trên, bà con có thể chủ động phòng ngừa rong nhớt như sau:

  • Trước khi thả nuôi, bà con nên cải tạo ao thật kĩ, phơi nắng nhiều ngày để rong nhớt vụ trước chết hết.
  • Luôn giữ mực nước trong ao nuôi > 1m, hạn chế để ánh sáng xuyên tới đáy ao nuôi.
  • Gây màu nước và sử dụng vi sinh để các loại tảo có lợi phát triển. Luôn giữ độ trong của nước ở mức ổn định 30-40cm.
  • Định kỳ dùng vi sinh đề xử lý lớp nền đáy dưới ao nuôi và đối với ao bạt thì sử dụng vi sinh xử lý nhớt bạt.


Bà con nên thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, để phát hiện kịp thời và có phương pháp xử lý đúng cách. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp nhiều thắc mắc của mọi người, chúc bà con thành công

 

 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM