ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT

Mùa nắng nóng không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất hoa màu của bà con nông dân, mà đối với những hộ nuôi tôm cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Bởi một khi nhiệt độ lên cao, rất dễ phát sinh dịch bệnh trên tôm. Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Mỗi giai đoạn phát triển của tôm sẽ có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau.

                                                                     Nuôi tôm mùa nắng nóng
  • Đối với tôm sú: Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú sinh trưởng và phát triển là từ 28°C đến 30°C. Khi nhiệt độ nước dưới 25°C, tôm sú sẽ ăn giảm hoặc ngừng ăn, tôm sẽ lớn chậm hoặc không lớn. Khi nhiệt độ nước trên 32°C, tôm sú dễ mắc bệnh.
  • Đối với tôm thẻ chân trắng: Nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển là từ 23°C đến 30°C. Khi nhiệt độ nước dưới 15°C hoặc trên 33°C trong 24 giờ hoặc lâu hơn, tôm thẻ chân trắng sẽ chết. 
  • Những ảnh hưởng của nắng nóng đến ao tôm

Mùa nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao sẽ làm quá trình hô hấp của tôm tăng lên. Cùng với đó, các phản ứng sinh hóa trong nước cũng tăng, đòi hỏi nhiều oxy. Từ đó gây nên tình trạng ao thiếu oxy vào ban đêm.

Hàm lượng oxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, khiến cho quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên, điều này không chỉ tiêu tốn oxy hòa tan mà còn sinh ra nhiều loại khí độc như: H2S, NH3, NO2, CO2.

                                                                Chạy quạt liên tục cung cấp oxy trong ao

Tôm bị sốc nhiệt độ sẽ bơi xuống tầng đáy tránh nóng, vùi mình trong lớp bùn đáy nên nguy cơ nhiễm khí độc và vi khuẩn gây bệnh rất cao.

Bên cạnh đó, trời nắng nóng còn tạo điều kiện cho tảo trong ao phát triển mạnh, nhất là tảo lam, tảo giáp. Trong quá trình sinh trưởng các loài tảo này sẽ tiết ra nhiều loại độc tố gây hại cho tôm. Sau khoảng 7 – 10 ngày, tảo chết đi gây ra hiện tượng tảo tàn làm  giảm oxy trong nước, biến động pH và làm thối nước do khí độc tích tụ. Từ đó khiến cho tôm chết hàng loạt. 

Một số bệnh thường gặp:

  • Bệnh đục cơ: khi trời nắng nóng, bà con thường bật/tắt quạt đột ngột, kết hợp kiểm tra tôm thường xuyên bằng nhá hoặc vó có thể làm tôm bị đục cơ.
  • Bệnh EMS – bệnh tôm chết sớm: thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao làm các yếu tố môi trường trong ao thay đổi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS.
  • Bệnh phân trắng: ao nuôi mật độ cao hoặc ít thay nước khi gặp nhiệt độ cao sẽ trở nên giàu chất dinh dưỡng hơn, tạo điều kiện cho tảo sinh sôi (tảo lam, tảo giáp,…), tôm ăn phải các loại tảo này sẽ có hiện tượng đi phân trắng do chất độc trong tảo phá vỡ tế bào thành ruột của tôm. 
  • Biện pháp phòng tránh nóng cho tôm

Người nuôi cần sử dụng lưới lan che trên bề mặt để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho tôm nuôi. Đặc biệt, luôn duy trì mực nước trong ao trên 1,2m.

Bên cạnh đó, hàng ngày cần xi phông kỹ đáy ao và chủ động tích trữ nguồn nước sạch để cấp vào ao nuôi khi cần thiết như thấy pH cao, tảo phát triển dày, nhiệt độ nước cao. Tuy nhiên việc cấp nước vào ao nuôi phải từ từ, khoảng 20-30% lượng nước trong ao, cấp vào lúc trời mát, cấp nước cần qua ao lắng và xử lý.

Cần tăng cường quạt nước nhằm hạn chế sự phân tầng của nước trong ao nuôi và cung cấp đủ oxy cho tôm, đặc biệt vào ban đêm. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tôm nuôi, bổ sung thêm vào trong thức ăn vitamin C, khoáng chất, chế phẩm sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, giảm 50% lượng thức ăn khi trời nắng nóng gay gắt. Khi thấy tôm nuôi có hiện tượng bất thường, tôm bỏ ăn, màu sắc tôm nhợt nhạt, thì có thể thu hoạch sớm để tránh thiệt hại kinh tế.

Quản lý bùn đáy ao và chất lượng nước bằng các chế phẩm men vi sinh xử lý đáy BZT kết hợp với dòng men vi sinh cắt tảo hàm lượng cao, nhằm tránh để hiện tượng tảo tàn, tảo độc phát triển trong ao nuôi khi nhiệt độ nước cao và nắng kéo dài. Thông thường tảo tàn sẽ bám vào mang tôm dẫn tới mắc bệnh về hô hấp, một số chất độc do tảo tàn phân hủy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi. 

                              Men vi sinh giảm hiện tượng rong nhớt, diệt trừ tảo

Trong giai đoạn thời tiết nắng nóng và dịch bệnh khó kiểm soát như hiện tại, bà con nên thường xuyên kiểm tra chú ý nguồn nước để có phương án xử lý kịp thời. Bài viết hi vọng cho mọi người cái nhìn tổng thể hơn, chúc cả nhà có vụ mùa thành công.

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM