Công dụng khoáng chất vi lượng hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

Hải sản giàu chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng ta phải tiêu thụ thường xuyên để duy trì một cuộc sống lành mạnh. Để động vật thủy sản phát triển tốt và dinh dưỡng đầy đủ, điều quan trọng là chúng phải nhận được các khoáng chất phù hợp. Khoáng chất vi lượng hữu cơ không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và hiệu suất của động vật, mà còn quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, môi trường và chất lượng thức ăn.

Sức khỏe và hiệu suất

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các nguyên tố vi lượng hoặc khoáng chất vi lượng có vai trò tham gia nhiều vào quá trình sinh hóa của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất ở tế bào, hình thành cấu trúc xương, duy trì hệ thống colloidal (sản phẩm dạng gelatin của tuyến giáp), duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, khả năng đề kháng bệnh và các chức năng sinh lý khác. Đặc biệt, các khoáng chất vi lượng hữu cơ có nhiều sinh học hơn so với các khoáng chất vi lượng vô cơ; có nghĩa là chúng được hấp thu tốt hơn, được lưu trữ và sử dụng bởi động vật dễ dàng hơn. Một con cá khỏe mạnh và hoạt động tối ưu sẽ giúp vật nuôi mạnh khỏe hơn, ít bị stress hơn trong toàn bộ chu trình sản xuất.

Hiện nay, việc bổ sung khoáng chất có thể thực hiện với các khoáng chất vi lượng hữu cơ với lượng thấp hơn đáng kể so các khoáng chất vi lượng vô cơ trong khi vẫn cải thiện hiệu suất của cá và giảm sự bài tiết khoáng chất vào môi trường. Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa đã cho ra đời sản phẩm Biopro Complennim 7+ (bao gồm kẽm, mangan, sắt, đồng, coban…) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho tôm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích tôm lột xác lớn nhanh, lột vỏ và chống stress cho tôm…

Chất lượng nước

Hàm lượng khoáng trong cá khác nhau giữa các loài thậm chí giữa các kích thước khác nhau trong cùng một loài. Do động vật thủy sản sống trong môi trường nước, có thể hấp thu khoáng qua mang hoặc da, nên rất khó xác định chính xác nhu cầu khoáng. Khoáng chất sinh học có những vai trò quan trọng trong việc tác động đến sức khỏe động vật, hiệu suất và vào môi trường. Nếu khoáng chất không được sử dụng đúng cách khi bổ sung cho vật nuôi, chúng sẽ bị thoát ra môi trường, tác động tiêu cực đến chất lượng nước trên trang trại. 

 Nhu cầu khoáng của động vật thủy sản phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tình trạng dinh dưỡng của vật nuôi; Thành phần và hàm lượng khoáng trong thức ăn; Nồng độ khoáng trong môi trường nước. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của vật nuôi mà nhu cầu khoáng cho từng giai đoạn sẽ khác nhau. Người nuôi cần chú ý sử dụng các muối có chứa các nguyên tố khoáng ở dạng dễ tan, để giúp vật nuôi hấp thụ tốt hơn.

Tham khảo tài liệu của Thủy Sản Việt Nam

 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo