Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản giai đoạn 2021 – 2030

Để chủ động phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Mục tiêu của Kế hoạch là chủ động phòng, khống chế, giám sát phát hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, ngao/nghêu, hàu và đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng; ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm các bệnh mới nổi vào tỉnh; xây dựng thành công ít nhất 03 cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Theo đó, UBND tỉnh Nam Định đã đưa ra một số nội dung và giải pháp chủ yếu thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gồm:

Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành: tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản được ưu tiên kiểm soát của Kế hoạch này; áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh như tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống,…; các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y;….

Giám sát bị động và chủ động tại các vùng nuôi và cơ sở NTTS, vùng sản xuất giống; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường…; điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật thủy sản theo quy định của pháp luật; kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào tỉnh: phối hợp với cơ quan chuyên môn của Cục Thú y giám sát, quản lý chặt chẽ các lô hàng, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài vào tỉnh theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, các bệnh mới nổi trên thủy sản nhập khẩu vào tỉnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;…

Xây dựng một số vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu: xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương và doanh nghiệp về hiện trạng NTTS, quan trắc môi trường, tình hình dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB; giám sát chủ động, xây dựng cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm nuôi và một số bệnh theo yêu cầu của thị trường.

 

Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng thử nghiệm, tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; cập nhật, bổ sung các quy trình xét nghiệm bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản.

Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong NTTS: hàng năm xây dựng kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường NTTS, đặc biệt tại các vùng nuôi tập trung các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và thông báo kịp thời các kết quả quan trắc để cảnh báo người nuôi, nhằm chủ động ứng phó các điều kiện thời tiết bất lợi trong NTTS;…

 

Thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thứcđa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng NTTS; các quy định, biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB,..

Để thực hiện tốt các nội dung trên, UBND tỉnh Nam Định giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động kiểm tra, hướng dẫn công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cấp huyện, xã; thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, cung cấp thông tin tuyên truyền; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch cho các đối tượng liên quan; điều tra, truy xuất nguồn gốc ổ dịch; xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường; quản lý các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, các cơ sở NTTS; thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định.

Măt khác, phối hợp với các cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; áp dụng các quy trình kỹ thuật, tiến bộ khoa học trong NTTS theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,.. để đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thanh Thủy

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM