CÁCH XỬ LÍ VẤN ĐỀ PHÂN LỎNG, PHÂN ĐỨT ĐOẠN TRÊN TÔM

Đường ruột được xem như là bộ phận quan trọng nhất, nên rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phần lớn các bệnh đường ruột tôm nguy hiểm như: phân trắng, hội chứng tôm chết sớm EMS, EHP đều xuất phát từ đường ruột. Chính vì vậy, cần tìm nguyên nhân, cách phòng chống bệnh đường ruột cho tôm là hết sức cần thiết.

  • Nguyên nhân bệnh đường ruột tôm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trống đường ruột nhưng nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy thành ruột và làm cho thành ruột bị viêm, tôm không ăn được khiến đường ruột tôm bị trống.

Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn Vibrio sp.

Ngoài ra bệnh còn do 1 số nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột tôm:

  • Thức ăn không tốt: thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố, tôm ăn phải thức ăn trên sẽ bị bệnh đường ruột.
  • Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
  • Tôm bị ký sinh trùng đường ruột bám vào thành ruột và gây tổn thương.
  • Thời tiết thay đổi: nắng nóng kéo dài, mưa nhiều hoặc lạnh quá cũng làm tôm ăn yếu, bỏ ăn lâu ngày sẽ dẫn đến đường ruột tôm bị trống.
  • Các loại khí độc dưới đáy ao như: H2S, NH3, NO2
  • Triệu chứng của bệnh đường ruột tôm

Triệu chứng mô tả bệnh phân lỏng, trống ruột trên tôm

Tôm yếu ăn hoặc bỏ ăn, đường ruột bị mờ đục, bị đứt từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột, đường ruột bị viêm đỏ.

Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.

Khi kiểm tra nhá phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.

  • Để phòng bệnh phân lỏng ở tôm, bà con cần quản lý tốt môi trường nước, bằng cách:
  • Tránh cho ăn dư thừa sẽ gây tích tụ chất thải, làm ô nhiễm ao nuôi. Thường xuyên sử dụng định kỳ men vi sinh xử lí nước và đáy ao BZT để xử lí kịp thời chất lơ lửng trong ao.
  • Xử lý nguồn nước cấp thật kỹ để tránh nhiễm khuẩn và tảo độc từ môi trường bên ngoài.
  • Thường xuyên kiểm tra độ kiềm, độ pH và các chỉ tiêu khác để đảm bảo sức khỏe cho tôm. 

Bên cạnh đó, nên định kỳ bổ sung men vi sinh tiêu hóa BP DIGEST vào thức ăn để cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột cho tôm, giúp hạn chế tối đa các bệnh về đường ruột và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.

Men vi sinh tiêu hóa BP DIGEST 

  • Điều trị bệnh phân lỏng ở tôm

Trong trường hợp tôm có các dấu hiệu bị phân lỏng, cần giảm ngay 20% – 50% lượng thức ăn và có các biện pháp xử lý và cải thiện môi trường ao nuôi bằng men vi sinh xử lí đáy BZT hoặc dùng BP DINE để diệt khuẩn ao. Sau đó, dùng men vi sinh tiêu hóa trộn với thức ăn với liều dùng:

  • Trộn 10g BP DIGEST cho mỗi 1kg thức ăn
  • Dùng liên tục trong 3 ngày
  • Khi bệnh đã giảm khoảng 90%, bắt đầu điều chỉnh lại lượng thức ăn và giảm liều dùng BP DIGEST xuống 3g-5g men cho 1kg thức ăn.

Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ qua số điện thoại 0911.121.781 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM