CÁCH QUAN SÁT MÀU SẮC GAN TÔM ĐỂ CHUẨN ĐOÁN BỆNH

Gan tụy tôm là cơ quan đầu tiên sẽ tiếp nhận chất dinh dưỡng ngay sau khi đi qua hệ tiêu hóa. Tại đây, xảy ra sự thanh lọc thức ăn và tất cả các chất khác, biến chúng thành những đơn chất để dễ đi qua các bộ phận khác hơn. Cũng dễ hiểu tại sao gan tụy là nơi tích tụ tất cả độc tố trong cơ thể là do vậy. Vì thế, bà con nên quan tâm thành phần thức ăn chúng ta cho tôm ăn cũng như tình trạng chất hữu cơ, cặn bẩn trong ao để tránh tình trạng tôm hấp thu phải những chất độc gây ảnh hưởng đến hệ thống gan tụy. 

Làm thế nào để gan tôm khỏe mạnh 

*Chức năng chính của gan tụy

Gan tụy là cơ quan quan trọng để hấp thụ và dự trữ các chất dinh dưỡng, cũng được coi là cơ quan chính của tôm cho các chức năng khác:

  • Tổng hợp và tiết ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn.
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng. 
  • Vận chuyển các chất dinh dưỡng dự trữ đến cơ, tuyến sinh dục, các mô khác trong giai đoạn sinh trưởng và sinh sản.
  • Chuyển hóa lipid và carbohydrate.
  • Nơi lưu trữ một năng lượng để cung cấp cho quá trình lột xác, bỏ đói hoặc sinh sản.
  • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản ở tôm.

*Quá trình phát triển gan tôm

Gan phát triển bình thường: từ tôm giống, lột xác thường xuyên, cùng với sự phát triển và lột xác của tôm, gan tuỵ phát triển cùng với cơ thể và tự hoàn thiện

Tôm giống kích cỡ 1-2cm, từ trang trại giống đến ao, cấu trúc dinh dưỡng của thức ăn thay đổi, do đó màu sắc của gan cũng thay đổi. Khi nhìn bằng mắt thường, gan tôm ở trong trang trại tôm giống có màu đen, trong khi gan trong ao có màu nâu vàng, gan tôm giai đoạn này có cấu trúc không hoàn chỉnh, nhưng có hình dạng rõ ràng và không có màng trắng. 

Tôm giống 2-3cm: gan có màu nâu, với cấu trúc hoàn chỉnh, hình dạng rõ ràng, có các sọc gan và có thể nhìn thấy màng trắng bao bọc gan. 

Tôm giống 3-5cm: gan có màu nâu đậm, cấu trúc gan đầy đủ, hình dạng rõ ràng với các sọc gan, màng trắng được hiển thị rõ ràng bên dưới khu vực màu nâu.

  • Gan tôm trông như thế nào là tốt
  • Màu sắc bình thường: nâu vàng, nâu đen
  • Dịch gan: khi bóp gan ra, có dịch màu nâu vàng sệt, không chảy.
  • Mùi: tanh nhẹ, đặc trưng
  • Màng bào: nhìn từ ngoài vỏ giáp, thấy màng bao gan màu vàng nhạt bọc ½ gan dưới.
  • Hình dạng: rộng, rộng tới hai mép mang, dài ngang cổ giáp, rõ ràng sắt nét.
  • Thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt  

 

Hình ảnh gan tôm khỏe mạnh 

  • Thay đổi màu sắc gan dẫn đến bệnh lý gan
  • Gan đỏ: Gánh nặng trên gan, hoặc có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy yếu
  • Gan vàng: Khả năng tiêu hoá bất thường, chuyển hoá không đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Gan trắng: Sau khi gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá năng lượng, hết glycogen gan và protein. 
  • Gan đen: dư lượng thuốc hoặc sự chết đi của các tế bào giải độc gan, nguyên nhân do các chỉ số hoá lý ( không thể đảo ngược)
  • Gan co lại: do nhiều yếu tố phức tạp. 
  • Một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh của gan tôm 
  • Các loại thức ăn dành cho tôm có hàm lượng chất dinh dưỡng không đồng đều
  • Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm xuất hiện tảo độc
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
  • Chịu ảnh hưởng từ thời tiết hoặc vi khuẩn tấn công
  • Trong ao hồ có chứa khí độc H2S, NH3, NO2.
    * Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh gan trên tôm 

Hình ảnh gan bình thường và gan bệnh 

Để tránh tình trạng bà con phải đau đầu tìm kiếm nguyên nhân các bệnh liên quan đến gan tôm thì nên chú ý một số cách phòng bệnh sau:

  • Nên lựa chọn những giống tôm khỏe mạnh để tránh tình trạng nhiễm bệnh khi nuôi. Có thể dựa vào PCR để test giống trước khi mua về thả. 
  • Áp dụng các phương pháp sinh học và chuẩn bị môi trường thả theo đúng quy trình nuôi tôm an toàn. 
  • Khi thả tôm cần tính toán trước mật độ nuôi thích hợp. 
  • Lựa chọn thức ăn hợp lý, đảm bảo chất lượng cho từng giống tôm. Cho ăn lượng vừa phải trong từng giai đoạn phát triển của tôm.  
  • Trong môi trường nên đảm bảo đạt độ kiềm từ: 100ppm và tăng dần đến 150ppm ở cuối mùa vụ. Độ pH đạt từ 7,8 – 8.0.  

Hy vọng những chia sẻ về cách nhận biết màu sắc gan và phòng ngừa bệnh sẽ giúp ích đến quá trình nuôi tôm cho bà con.

Chúc mọi người có vụ mùa bội thu. 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM