CÁCH DIỆT CÁ TẠP, GIÁP XÁC TRONG AO NUÔI

Diệt cá tạp trước khi thả cá giống là yêu cầu quan trọng. Hiện nay, có 1 số hộ nuôi thủy sản sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cá tạp, cách làm này gây ảnh hưởng lớn đến thủy sản nuôi sau này và cả sức khỏe con người, do hóa chất tồn lưu trong nước và trong đất từ 15 ngày đến vài năm tùy theo mức độ độc hại của thuốc.

Khi tiến hành quá trình tái tạo ao và bắt đầu nạo vét đáy như bón vôi, phơi nắng sẽ xuất hiện một lượng trứng cá tạp và giáp xác bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi tôm. Ngoài ra còn có số ít loài giáp xác có khả năng trú lại trong các hang hay lỗ quanh bờ của ao nuôi như cua còng, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tôm khi thả giống.  

Diệt cá rô phi lẫn vào ao nuôi

Tại sao phải diệt giáp xác, diệt cá tạp trong ao nuôi tôm?

Các loài cá tạp xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ cạnh tranh môi trường sống với tôm thẻ chân trắng. Theo thời gian nếu tỷ lệ các loài tạp này cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

  • Tôm nuôi của bà con sẽ bị còi cọc, chậm phát triển vì thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Đối với các loài dạng giáp xác như cua, còng thường xảy ra hiện tượng đục phá, làm sạt lở và rò rỉ nước bờ ao. Thậm chí chúng còn ăn tôm trong ao làm tổn thất về số lượng.
  • Ngoài ra còn các loài khác như cá chẽm, cá rô phi, cua  khiến tỷ lệ tôm nuôi bị hao hụt vì bị biến thành thức ăn cho những loài kia.

Trong trường hợp các loài giáp xác và cá tạp dạng này có số lượng quá cao, số lượng tôm trong ao sẽ giảm thấp hơn cả các loài tạp này gây nguy hiểm rất lớn đến vụ nuôi vì bà con có thể sẽ không phát hiện được nhưng lượng thức ăn vào ao vẫn được tiêu thụ bình thường.

Các sinh vật và phù du khác trong ao tôm nuôi 

Theo các chuyên gia, các loài giáp xác và cá tạp được xem là sinh vật trung gian truyền các mầm bệnh nguy hiểm như: ký sinh trùng, nấm, virus. Cụ thể là những loài giáp xác như tôm bạc đất, các loài cá tạp. Các bệnh phổ biến ở tôm như bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng tác nhân của chúng hầu hết đều phải có vật chủ trung gian. Chính những loài trung gian này sống chung môi trường nước với tôm, chúng sẽ làm mức độ lây nhiễm của bệnh nguy hiểm hơn, từ đó tỷ lệ nhiễm bệnh cũng tăng cao.

Ngoài ra những loài tạp khác như ốc, vẹm, hến, trai, hàu hay sứa có sở thích ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat. Điều này làm độ kiềm của môi trường bị giảm xuống thấp. Trong điều kiện thiếu kiềm, công đoạn lột xác cứng vỏ của tôm sẽ bị ảnh hưởng. Các khoáng chất trong nước lúc không đủ để giúp tôm hồi phục, dẫn đến hiện tượng tôm yếu ớt và không có đủ sức chống lại sự xâm nhập của các sinh vật và mầm bệnh nguy hiểm bên ngoài.

  • Diệt tạp ao nuôi tôm là vô cùng cần thiết và phải có phương pháp xử lý triệt để, hiệu quả.         

Cách diệt giáp xác, diệt cá tạp ao nuôi tôm hiệu quả

Khi diệt tạp ao nuôi tôm cần chú ý đến 2 tình trạng trước khi thả giống và sau khi thả giống.

Trước khi thả giống vào tôm

  • Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, cụ thể là bón vôi và phơi đáy ao để triệt tiêu các loại giáp xác và cá tạp còn sót lại trong ao.
  • Khi bắt đầu quá trình cấp nước vào ao bà con nên sử dụng túi lọc để giữ lại những loài nhỏ, ấu trùng giáp xác, cá tạp bên ngoài xâm nhập vào ao.
  • Bà con cho chạy quạt nước từ 3-5 ngày, đây là thời gian thích hợp đẻ trứng, ấu trùng nở rồi bắt đầu dùng thuốc Chlorine với liều lượng 25-30ppm để diệt giáp xác, cá tạp hiệu quả.
  • Tiếp theo bà con tiếp tục cho chạy quạt trong ao từ 10-12 ngày giúp lượng Clo trong ao giảm. 

Chạy quạt liên tục để đẩy Clo trong ao

  • Sử dụng men vi sinh xử lí nướcBiopro Khánh Hòa để gây màu nước và ức chế các vi sinh vật gây bệnh, làm sạch nước ao nuôi đồng thời giúp giảm hình thành khí độc trong nước. Việc sử dụng vi sinh rất có lợi cho môi trường nước ao giúp tăng mật độ xuất hiện lợi khuẩn cân bằng lại hệ sinh thái ao nuôi.
  • Bà con lưu ý không sử dụng các hóa chất có nguồn gốc không rõ ràng vì dư lượng của các chất này có thể gây hại cho cả tôm và ao nuôi. 

Khi có tôm trong ao

  • Khi đã thả tôm vào ao không nên sử dụng Chlorine vì hóa chất có hoạt tính mạnh có nguy cơ diệt cả tôm.
  • Sau khi đã cho tôm vào ao và bắt đầu nuôi, có thể sử dụng bột bã trà (Saponin) giúp ức chế hô hấp các loài động vật máu đỏ sống dưới nước. Tôm thẻ là loài máu xanh nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi Saponin.  Nên sử dụng saponin vào sáng sớm (4-6 giờ), vì giai đoạn này hàm lượng oxy hòa tan thấp nên cá tạp trong ao nhanh chết hơn các thời điểm khác trong ngày và sau đó nhiệt độ sẽ tăng dần làm cho hoạt tính của saponin tăng. Thông thường chất này dùng để diệt cá tạp không dùng diệt các loài giáp xác.

Hy vọng qua bài viết bà con hiểu rõ các phương pháp diệt cá tạp trong ao nuôi tôm hiệu quả và chọn được phương pháp phù hợp nhất. Liên hệ ngay với Biopro Khánh Hòa qua HOTLINE 0911.121.781 để được tư vấn và hỗ trợ sản phẩm. 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM