CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TÔM HIỆN NAY

Trong những tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm đến hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nhiều vùng nuôi tôm đã “treo ao” vì giá tôm giảm, những quý tới sản lượng tôm có thể vẫn sẽ giảm nữa (báo tuổi trẻ). Nguyên nhân có thể là do đâu?

Tôm thu hoạch

Về khách quan là do lạm phát, suy thoái toàn cầu khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu,  phần khác là nguồn cung ứng tôm giá rẻ từ Ecuador, Ấn Độ ngày càng nhiều, tạo áp lực quá lớn khiến giá cả không thể phục hồi. Đồng thời các kho hàng của các hệ thống phân phối lớn còn khá đầy.

 Mặc khác,  thực trạng các cơ sở nuôi tôm căn bản là nhỏ lẻ và tự phát nên có rất nhiều vấn đề tồn đọng như không đủ nước sạch, không đủ hệ thống kinh cấp và thoát nước riêng, ô nhiễm môi trường cục bộ, dẫn đến lây nhiễm chéo dịch bệnh. 

  • Bốn yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá tôm khi thu hoạch

Thứ nhất

  • Dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi. Do phần lớn người nông dân đều sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nên lượng kháng sinh tồn dư khi thu hoạch tôm rất cao (với mức bị nhiễm kháng sinh trên 30%), trong khi các thị trường xuất khẩu lớn và nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, Châu Âu lại kiểm soát rất gắt gao về vấn đề này.

Thứ hai

  • Hiện nay các thị trường khi họ nhập khẩu tôm thì họ rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ cần tôm khi luộc lên có màu đỏ, trong khi các sản phẩm tôm nuôi từ Việt Nam sau khi luộc lên phần lớn có màu hồng nhạt và trắng nên khó đạt yêu cầu của khách hàng. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm từ các quốc gia khác. Về vấn đề này, một số quốc gia họ sử dụng Astaxanthin trộn vào thức ăn để tăng màu sắc cho tôm, hay quy trình nuôi tôm gây tảo tạo màu sắc xám đen cho tôm nuôi khi thu hoạch.

Thứ ba

  • Người nông dân thường chỉ thu khi đạt kích cỡ 30-50 con/kg. Với cách thức nuôi này, tôm nuôi vừa chậm lớn, vừa giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm vì nguồn cung không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiện tại hầu hết các thị trường đều có nhu cầu mạnh ở những size 50-70 con/kg (nhất là thị trường Châu Âu và Nhật Bản), do vậy nếu nuôi 1 size thì rất khó cạnh tranh và khó tìm kiếm khách hàng.

Thứ tư

  • Giá tôm còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như là địa lý khu vực không thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, mùa vụ nuôi thất thường gặp dịch bệnh, mùa vụ tiêu dùng lễ tết, thiên tai lũ lụt gây mất mùa thất thu, thị trường quốc tế biến động.
  • Một số giải pháp cần lưu ý trong quá trình nuôi 

Chuẩn bị ao mới cho vụ tới 

  1. Tiêu chí sạch
  • Con giống sạch bệnh
  • Nguồn nước nuôi sạch
  • Sạch kháng sinh: tăng mức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tôm bán được giá cao, phát triển ổn định và bền vững.
  • Sạch môi trường
  1. Nuôi tôm hai giai đoạn
  • Giai đoạn 1: ương tôm trong ao ương đường kính khoảng 10m trong thời gian 25-30 ngày nhằm chăm sóc con giống ngay từ rất bé tạo điều kiện tốt cho sự phát triển mạnh ngay từ điểm xuất phát.
  • Giai đoạn 2:Sau khi chọn được con giống tốt khỏe mạnh ở giai đoạn một chuyển sang giai đoạn hai là sự thúc đẩy tăng trưởng cho tôm trong ao nuôi đường kính 32m trong 70-80 ngày
  1. Thu tỉa tôm 
  • Thu tỉa lần 1: khi tôm nuôi được 60-65 ngày tuổi, thu tỉa 50% lượng tôm nuôi trong ao, trọng lượng bình quân đạt 65-70 con /kg
  • Thu tỉa lần 2: khi tôm nuôi đạt 80-85 ngày tuổi, thu tỉa 50% lượng tôm nuôi trong ao, trọng lượng bình quân đạt 40-45 con/kg
  • Thu tỉa lần 3: thu hết lượng tôm trong ao khi tôm được 110-115 ngày tuổi, trọng lượng bình quân đạt 15-20 con /kg

Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa luôn mong muốn đem những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có những lựa chọn đúng nhất. Vui lòng liên hệ qua hotline 0911.121.781 để nhận được tư vấn nhanh nhất.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo