CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỰC VẬT PHÙ DU LÊN MÀU NƯỚC AO NUÔI

Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng, màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường. Nói cách khác, nuôi thuỷ sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi và giữ màu nước ổn định, bền vững. Thực chất màu nước trong ao, hồ nuôi thuỷ sản được hình thành chủ yếu do tác động của các thực vật phù du (Phytoplankton), động vật phù du (Zooplankton). Theo FAO (Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc), màu nước được xem là lý tưởng để nuôi tôm cá với năng suất cao đó là màu vàng xanh hoặc màu vàng nâu. Hiện tượng tôm chết hàng loạt xảy ra khi môi trường nước có màu xanh sáng hoặc hơi đỏ.

1. TÁC ĐỘNG CÓ LỢI

Thực vật phù du bao gồm các nhóm tảo và một số nhóm khác. Các thực vật phù du này có vai trò rất quan trọng đối với màu nước ao nuôi cũng như sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tôm không ăn trực tiếp các thực vật phù du, chúng chỉ ăn các động vật đã tiêu hóa các thực vật phù du này hoặc ăn trực tiếp các mảnh thực vật phù du đã chết nằm tích tụ dưới đáy do tác động của một số chủng vi khuẩn.

Bên cạnh đó, thực vật phù du còn giúp tăng cường ôxy cho ao nuôi thông qua quá trình quang hợp, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Các thực vật phù du sử dụng ánh sáng mặt trời, lấy khí CO2 trong nước để tổng hợp và thải ra ngoài môi trường khí O2 trong ao nuôi, dẫn đến ao có màu nước tốt, giàu O2. O2 trong ao cao nhất vào thời điểm 2-3 giờ chiều.

Sự hiện diện của thực vật phù du tốt trong ao còn hạn chế tối đa sự hình thành các loài tảo, rong, rêu độc hại (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt), hạn chế ánh sáng mặt trời tiếp xúc tầng đáy ao, nên quá trình phân huỷ hữu cơ trong ao diễn ra chậm hơn, khí độc sinh ra ít, ít nguy hiểm hơn, giảm khả năng gây hại cho tôm cá nuôi. Quá trình phân huỷ hữu cơ sinh ra do có các nguyên liệu dư thừa trong ao như thức ăn dư thừa, phân, xác tôm, cá, xác tảo chết lắng tụ, hoá chất dư tồn như vôi, thuốc, sự rửa trôi do mưa làm bờ ao sạt lở kéo xuống đáy ao, do nguồn nước giàu chất phù sa, chất lơ lửng.  Sản phẩm sau cùng của quá trình phân huỷ hữu cơ, là sinh ra nhiều loại khí rất độc hại đối với tôm cá nuôi như khí Amoniac (NH3), Hydrosulfua (H2S), Nitric (NO2). Quá trình phân huỷ hữu cơ xảy ra mạnh hay yếu lệ thuộc vào sự tác động của cường độ ánh sáng mặt trời và việc quản lý thức ăn, cũng như các bước chăm sóc, quản lý tôm cá nuôi. Nếu lưu giữ, duy trì được màu nước tốt theo đúng yêu cầu sẽ hình thành màn che phiêu sinh, ngăn cản ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng nước, tiếp xúc với đáy ao nuôi. Phân huỷ hữu cơ sẽ khó hoặc chậm xảy ra, hoặc xảy ra với cường độ nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến tôm cá nuôi.

Thực vật phù du lúc này giữ vai trò như nhà máy lọc sinh học tự nhiên khổng lồ, trực tiếp hấp thu tất cả những sản phẩm thừa, sản phẩm sau cùng của phân huỷ hữu cơ, khí độc hại chuyển hoá chúng sang dạng ít độc hại hoặc phân giải, phân huỷ chúng thành những vật chất khác đơn giản và vô hại đối với vật nuôi thuỷ sản.

2. TÁC ĐỘNG CÓ HẠI

Tuy nhiên, nếu màu nước xanh quá đậm, sẽ gây nên hiện tượng thiếu O2 cho ao vào ban đêm, đặc biệt từ 12 giờ đêm cho đến 6-7 giờ sáng hôm sau. Do vào ban đêm, tảo thực hiện quá trình hô hấp, lấy O2 trong nước để tổng hợp và thải trực tiếp ra môi trường khí CO2.

Nếu lượng tảo phát triển nhanh, quá mức, vượt tầm kiểm soát, môi trường nước sẽ trở nên dày đặc tảo, môi trường nước trở nên nhớt, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp ở tôm. Ngoài ra, nếu lượng tảo độc phát triển quá nhanh sẽ tiết ra các chất độc làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Do đó, để cân bằng hệ thực vật phù du trong ao nuôi, giảm thiểu những tác động tiêu cực của môi trường ao nuôi đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản, chúng ta hãy sử dụng sản phẩm Men vi sinh cắt tảo cho thủy sản của Công ty TNHH Công nghệ sinh học BIOPRO Khánh Hòa với thành phần là các lợi khuẩn nhóm Bacillus và hỗn hợp các enzyme giúp giảm hiện tượng rong nhớt, diệt trừ tảo độc giúp màu nước trở về trạng thái bình thường. Ngoài ra còn cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa cho tôm và cá. Giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, giảm thiểu lượng khí độc H2S, NH3 trong ao nuôi.

Sản phẩm Men vi sinh cắt tảo của Công ty TNHH CNSH BIOPRO Khánh Hòa

Cách thức sử dụng sản phẩm hết sức đơn giản, với lần sử dụng đầu tiên để đánh men cắt tảo,ta dùng 0.5-1 kg/1000m3 nước, hòa với 40 lít nước đã bổ sung 1kg mật rỉ đường, sục khí 6-12h rồi tạt xuống ao. Đối với các lần tiếp theo, cứ định kì 3 ngày/lần tiếp tục đánh men cắt tảo với liều dùng: 200-300g/1000m3 nước giúp cân bằng mật độ tảo và hệ vi sinh trong ao nuôi tôm.

Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 02583.780.781 để nhận tư vấn và hỗ trợ.

BIOPRO Khánh Hòa rất vui được hỗ trợ và đồng hành cùng quý bà con.

Tài liệu tham khảo:

Picture reference: Gabriel Yvon-Durocher

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo