CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT ĐỘ MẶN TRONG AO NUÔI

Hình ảnh ao nuôi tôm

Độ mặn là một yếu tố sinh thái có tầm quan trọng trong ao nuôi tôm,  ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống trong nước. Kiểm soát độ mặn tốt giúp tăng chất lượng thủy sản nuôi trồng. Để vụ nuôi thu lợi tốt bà con cần biết cách thường xuyên kiểm tra độ mặn trong ao nuôi. Nếu độ mặn quá cao, tôm không thể sinh sống được ngược lại độ mặn quá thấp sẽ tạo điều kiện cho tảo và một số các loài sinh vật khác phát triển.

Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng trong một môi trường có độ mặn thích hợp, cần kiểm tra chỉ số này trước trong và sau mỗi vụ nuôi tôm.

Đối với tôm thẻ chân trắng: Có thể chịu được độ mặn từ 2-40‰ (phần nghìn), sinh trưởng tốt nhất ở 10-25‰. Nếu nước mặn > 35‰ tôm sẽ có biểu hiện chán ăn, chậm lớn. Ngược lại, nếu các chỉ số này ở mức quá thấp bà con nên bổ sung các dưỡng chất có trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm phát triển tốt.

Đối với tôm sú:Có thể sống trong môi trường có độ mặn trải dài từ 3-45‰, phù hợp nhất từ 15-20‰.

=> Dựa vào đánh giá trên, ta có thể thấy rằng độ mặn lý tưởng nhất giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt nhất là 10-20 ppt.

Phương pháp làm giảm độ mặn ao nuôi tôm

Để nắm rõ được độ mặn trong ao nuôi tôm, người nuôi sử dụng thiết bị, máy đo để kiểm tra. Nếu độ mặn quá cao, cần thực hiện các bước sau để giảm độ mặn cho ao:

  • Độ kiềm, nồng độ pH sẽ tăng cao khi độ mặn tăng khiến tảo bùng phát, sản sinh nhiều khí độc trong ao nuôi tôm. Do đó, hàm lượng khí oxy hòa tan trong ao nuôi cũng tăng cao thời điểm ban ngày nhưng lại giảm mạnh vào ban đêm khiến tôm nổi đầu do thiếu oxy hòa tan vào ban đêm. Vậy nên người nuôi cần giảm lượng tảo bằng men vi sinh, vôi hoặc enzyme.

  • Điều tiết nguồn nước duy trì độ mặn ổn định bằng cách sử dụng ao lắng để trữ nước mưa cung cấp cho ao nuôi tôm. Thay nước thường xuyên khoảng 3 lần/ngày. 
  • Sử dụng quạt nước vào chiều tối, đêm và gần sáng, hoặc những thời điểm nắng nóng , mưa lớn kéo dài ngày để cung cấp oxy, giải phóng khí độc ao nuôi tôm.
  • Sục khí thường xuyên nhằm chống stress cho tôm.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với tình hình thời tiết, vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng dựa vào nhiệt độ, độ mặn của môi trường sống. Hạn chế việc dư thừa thức ăn sẽ giúp môi trường nước sạch, giảm độ mặn.
  • Mực nước nên được giữ ở độ sâu từ 1,2m trở lên để ổn định nhiệt độ ao. Để giảm nhiệt độ ao, cần lắp đặt hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc sử dụng bạt căng trên mặt ao tôm.

Lưu ý: cần hạ độ mặn từ từ để tôm có thể thích nghi được. Cứ 3 giờ hạ một lần, mỗi lần hạ không quá 2% cho đến khi độ mặn ở mức lý tưởng.

     Phương pháp tăng độ mặn cho ao nuôi tôm hiệu quả 

Bà con có thể quan sát độ mặn trong ao bằng các biểu hiện như tôm bỏ ăn, chậm lớn hoặc cách chính xác nhất là đo độ mặn bằng máy. Không nên tăng độ mặn quá nhanh sẽ dễ làm tôm bị sốc nhiệt. Một số cách để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm bà con có thể tham khảo: 

1. Đưa “nước biển” vào ao lắng, để nước bốc hơi từ đó làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm, cách đơn giản nhất là bà con cần chuẩn bị một ao lắng chứa nước, đưa nước biển vào trong ao và để nước bốc hơi lên, quá trình bốc hơi nước sẽ làm tăng độ mặn trong ao. Khi nuôi, bà con chỉ cần bổ sung dần nước vào ao để tăng độ mặn lên. Đây là một cách hiệu quả mà bà con có thể áp dụng. Tuy nhiên, đối với những khu vực nuôi tôm không gần biển thì sẽ khó để áp dụng cách này.

2. Sử dụng “muối biển nhân tạo” để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Đây là cách cũng được khá nhiều bà con lựa chọn để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm khi ao nuôi không gần nguồn nước biển. Bà con cần pha muối với nước theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì và đánh xuống ao từ từ để tránh làm sốc môi trường nước, ảnh hưởng đến tôm.

3. Sử dụng “nước ót” để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Nước ót là loại nước còn tồn lại trong ruộng muối, sau khi đã lấy muối kết tinh ra. Vì thế mà hàm lượng độ mặn trong nước ót rất cao, và nó cũng được bà con sử dụng để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm.

Liều lượng nước ót thường được sử dụng là: 1 lít nước ót + 100 lít nước ao.

4. Sử dụng “vi sinh” để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Một số loại vi sinh đã được nghiên cứu là có khả năng làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên khi sử dụng bà con nên chú ý về liều lượng để tránh tình trạng làm tôm bị ngộ độc.Bà con có thể tham khảo các sản phẩm uy tín chất lượng Men vi sinh xử lí nước và đáy ao BZT đến từ công ty Biopro Khánh Hòa, giúp kiểm soát chất lượng nước, xử lý các vấn đề như nước váng bọt, tảo tàn trong ao giúp nước ao ổn định chất lượng suốt vụ nuôi.

Công ty Biopro Khánh Hòa chia sẻ những thông tin cơ bản kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm, hy vọng sẽ hữu ích cho bà con. Nếu gặp vấn đề gì thắc mắc trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy gọi ngay theo số hotline 0911.121.781 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
8
ỨNG DỤNG BACILLUS SUBTILIS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM