Biện pháp xử lý các khí độc ao tôm

Trong ao nuôi, khí độc phát sinh liên tục và khi đạt đến mức cao sẽ gây độc cho tôm. Do đó việc xử lý là vô cùng quan trọng.

(Hình minh họa)

Ammonia tồn tại trong môi trường nước ở hai dạng NH4+ (dạng ion) và NH3 (dạng không ion), dạng ion ít gây độc cho tôm, trong khi đó dạng không ion lại gây độc cho tôm. Hàm lượng NH3 hiện diện trong môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng nhất. Nhìn chung, nếu nhiệt độ càng cao, pH càng cao, hàm lượng ôxy thấp thì tính độc NH3 càng cao, tuy nhiên nếu độ mặn gia tăng thì tính độc của chúng giảm chút ít nhưng không đáng kể.

Ảnh hưởng

Hàm lượng NH3 và NO2 cao trong môi trường nước gây độc trên tôm nuôi, biểu hiện rõ nhất là tôm chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, chết dần hàng ngày. Nếu tình trạng kéo dài tôm sẽ giảm sức đề kháng, tích tụ NH3 và NO2 nhiều trong cơ thể và dẫn đến dễ nhiễm các bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ…

Khí độc thường nằm ở tầng đáy ao khiến tôm không thể tiếp cận được với thức ăn dẫn đến tình trạng trống đường ruột, làm giảm sự sinh trưởng của tôm nuôi.

Một tác hại mà khí độc NO2/NH3 gây ra phổ biến là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thũng cơ.

Phòng ngừa khí độc NO2

Cải tạo ao nuôi hoàn chỉnh, bùn và chất cặn bã phải được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi trước khi bắt đầu vụ mới.

Sử dụng các sản phẩm vi sinh chất lượng và đáng tin cậy có chứa nhóm vi khuẩn nitrat (Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp) của dòng men vi sinh xử lý nước BZT Biopro Khánh Hòa định kỳ và liên tục suốt vụ.

Ngoài ra cần kết hợp Yucca định kỳ để giảm NH3, thông qua đó giảm hàm lượng NO2. Sử dụng enzyme thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ.

Duy trì mật độ tảo có lợi trong ao ổn định.

Cung cấp đầy đủ ôxy trong ao nuôi, bố trí quạt nước hợp lý tránh các “góc chết” trong ao và xi phông loại bỏ chất hữu cơ thường xuyên.

Quản lý cho ăn tốt, tránh cho ăn dư thừa.

Giải pháp khắc phục

Khi phát hiện ao nuôi có hàm lượng NO2 cao, cần điều chỉnh lại lượng thức ăn, tránh dư thừa.

Tuần hoàn nước ao nuôi ra ao lắng: Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ xử lý NO2 trước khi tái cấp vào ao nuôi. Tại ao lắng, xử lý nước bằng ôxy già 5 – 10 ppm. Ôxy già sẽ cung cấp ôxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời ôxy hóa chất hữu cơ. Điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn bởi giá thành rất cao. Trong trường hợp bà con không có ao lắng thì nên tham khảo tại đây.

Xử lý ao nuôi: Có thể xử lý CaCl2 với lượng 20 – 30 kg/1.000 m3 định kỳ 2 – 3 ngày nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho tôm. Khi thấy tôm có dấu hiệu ngộ độc NO2 có thể dùng ôxy viên đánh xuống đáy ao vào ban ngày, liên tục vài ngày.

Tham khảo tài liệu Người Nuôi Tôm

 

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo