BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG KHẨN CẤP CHO THỦY SẢN

Thời tiết miền Bắc nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí có thời điểm trên 40 độ C.

Nắng nóng kéo dài làm thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thủy sản như nhiệt độ, oxy hòa tan… dẫn đến động vật thủy sản (tôm, cá…) bị sốc, phát sinh bệnh, hoặc có thể gây chết hàng loạt làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi.

Để chủ động phòng chống nắng nóng, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất có thể gây ra đối với động vật thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã có công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai phương án phòng, chống nắng nóng cho động vật thủy sản với các nội dung sau:

1. Chỉ đạo và đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn có diện tích nuôi trồng thủy sản chủ động triển khai kế hoạch phương án phòng, chống nóng cho động vật thủy sản nuôi trên địa bàn. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn; các xã, phường, thị trấn thống kê diện tích, số lượng thủy sản thiệt hại nếu xảy ra hiện tượng chết do nắng nóng, do dịch bệnh và triển khai công tác hỗ trợ cho người nuôi thủy sản theo quy định hiện hành.

2. Phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức thông tin, hướng dẫn cho người nuôi trồng thủy sản các biện pháp phòng chống nóng cho động vật thủy sản để bảo vệ diện tích nuôi thả. Các biện pháp phòng, chống nắng nóng như sau:

– Tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn đáy ao, chỉ để lượng bùn vừa phải từ 15 – 20cm, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi và quản lý tốt đáy ao nuôi trong quá trình nuôi.

– Mật độ cá, tôm khi ương nuôi hay nuôi thương phẩm không nên quá dày để bảo đảm môi trường đủ oxy.

– Vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp (sáng sớm hoặc chiều tối), nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển bằng đá lạnh.

– Kiểm tra bờ, cống ao tránh rò rỉ mất nước, đảm bảo mực nước trong ao nuôi từ 1,5m trở lên. Đối với những ao nước thấp không có điều kiện bơm kích nước có thể thả các loài cây thủy sinh như: bèo tây xung quanh ao để làm chỗ trú nóng cho cá, diện tích bèo không quá 20% diện tích mặt nước ao và phải quây chặt, gọn không cho bèo trôi tản trên mặt ao ảnh hưởng oxy trong ao nuôi.

– Quản lý lượng thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Trộn vitamin C vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với stress (sốc) cho tôm, cá. Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ nước cao; ngừng cho tôm, cá ăn khi nhiệt độ môi trường trên 40 độ C.

– Tăng cường sử dụng các loại máy quạt nước, máy phun mưa… cả ban ngày lẫn ban đêm để đảo nước tạo oxy cho ao, đảm bảo oxy cho tôm, cá tránh hiện tượng ngạt khí; giảm nhiệt độ nước tránh hiện tượng phân tầng nước…

Tham khảo tài liệu Tép Bạc 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM