BỆNH VỀ DINH DƯỠNG Ở TÔM PHẦN 1

Hiện nay, việc thiếu hụt các nguồn dinh dưỡng và khoáng chất cho tôm dẫn đến một loạt các triệu chứng xảy ra trên tôm như: tôm bị mềm vỏ, không lột xác được, sinh trưởng và phát triển kém…

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài triệu chứng trên tôm do bổ sung chưa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của tôm, để người nuôi trồng tôm có được một cái nhìn tổng quát, giúp chữa trị và cung cấp kịp thời vào chế độ ăn cho tôm.

1. BỆNH THIẾU VITAMIN C – HỘI CHỨNG CHẾT ĐEN

   A. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Các đàn tôm nuôi thâm canh dùng thức ăn tổng hợp có hàm lượng vitamin C thấp, không đủ bổ sung cho sinh trưởng của tôm, tảo và các nguồn khác trong hệ thống nuôi.

   B. DẤU HIỆU BỆNH LÝ VÀ PHÂN BỐ

Dấu hiệu đầu tiên thấy rõ vùng đen cơ dưới ở lớp vỏ chitin của phần bụng, đầu ngực, đặc biệt là các khớp nối giữa các đốt. Bệnh nặng vùng đen sẽ xuất hiện trên mang tôm và thành ruột. Tôm bỏ ăn, chậm lớn. Đàn tôm mắc bệnh mạn tính thiếu vitamin C có thể bị chết từ 1-5% hàng ngày. Tỷ lệ hao hụt tổng cộng rất lớn 80-90%. Hiện tượng bệnh lý giống bệnh ăn mòn, chỉ khác ở chỗ vỏ chitin không bị ăn mòn.

   C. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

 Dùng thức ăn tổng hợp nuôi tôm có hàm lượng vitamin C 2-3g/1kg thức ăn cơ bản. Lượng vitamin C được tích lũy trong tôm lớn hơn 0.03mg/1g mô cơ, tôm sẽ tránh được bệnh chết đen và có sức đề kháng cao. Thường xuyên bổ sung tảo trong hệ thống nuôi là nguồn vitamin C tự nhiên rất tốt cho tôm. Do đó, để có thể duy trì sự phát triển ổn định của tảo, chúng ta nên dùng sản phẩm BP CLEAR A+ với thành phần gồm các lợi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, giúp phân hủy các chất dơ, thức ăn thừa trong ao nuôi, ngoài ra còn giúp cho tảo phát triển một cách ổn định.

Sản phẩm BP CLEAR A+ được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Đối với mục đích cải tạo ao đìa: 200g/ 1000m3 nước/ lần.
  • Dùng cho tôm từ 1-2 tháng: 75g/ 1000m3 nước/ lần.
  • Tôm trên 3 tháng: 100g/ 1000m3 nước/ lần.
  • Tôm trên 3 tháng: 150g/ 1000m3 nước/ lần.
BP CLEAR A+
Sản phẩm BP CLEAR A+ của Công ty TNHH CNSH BIOPRO Khánh Hòa

Theo Sihag và Sharma (2012), việc bổ sung chế phẩm sinh học giúp cải thiện chất lượng nước, đặc biệt là vi khuẩn Bacillus spp. Trong ao nuôi chứa nhiều bùn sẽ tích tụ nhiều nitrogen, một số vi khuẩn gram âm tiết ra chất nhầy làm ngăn cản khuyếch tán oxy vào lớp bùn đáy. Dó đó lớp chất thải ở đáy ao không bị phân hủy, probiotic giúp phân hủy làm sạch chất thải ở đáy ao. Nhóm vi khuẩn có lợi có khả năng loại bỏ chất thải chứa nitơ  (ammonia, nitrite và nitrát)  nhờ enzyme ngoại bào do chúng chuyển hóa. Cho nên nhóm vi khuẩn này giải phóng enzyme trong ao có tác dụng làm giảm vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao (Bùi Quang Tề, 2009). Nhóm vi khuẩn này lấn át nhóm vi khuẩn gây bệnh như Vibrio spp., Aeromonas spp..

2. BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM THỊT

   A. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Sự thiếu hụt hàm lượng muối khoáng calcium, magnesium và phospho….trong thức ăn cũng như trong môi trường nước ao nuôi.

   B. DẤU HIỆU BỆNH LÝ VÀ PHÂN BỐ

Bệnh thường xảy ra ở tôm thịt 3-5 tháng tuổi. Sau khi lột xác vỏ chitin không cứng lại được và rất mềm nên người ta gọi là hội chứng bệnh tôm, những con tôm vỏ yếu, hoạt động chậm chạp và bị sinh vật bám dày đặc, tôm có thể chết rải rác đến hàng loạt.

Bệnh mềm vỏ có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng và giá trị thương phẩm tôm nuôi. Bệnh xảy ra từ cuối tháng nuôi thứ 2 đến đầu tháng nuôi thứ 3 và thường xuất hiện ở tôm nuôi mật độ cao 15-30 con/m3.

   C. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

Sử dụng khoáng BP NAMI của công ty TNHH Công nghệ sinh học BIOPRO Khánh Hòa với liều dùng như sau:

  • Tôm định kỳ trộn 5-8mL/1kg thức ăn, 2 lần/tuần, suốt vụ nuôi.
  • Đối với có triệu chứng cong thân, đục cơ, trắng lưng và mềm vỏ, trộn 10-15mL/1kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi tình trạng của tôm được cải thiện.
BP NAMI
Sản phẩm BP NAMI của Công ty TNHH CNSH BIOPRO Khánh Hòa

Sản phẩm BP NAMI là sự kết hợp của các khoáng chất có nguồn gốc hữu cơ, nhằm cung cấp các khoáng chất thiết yếu, tạo khung xương và thân hình đẹp cho tôm; phòng bênh cong thân, đục cơ, trắng lưng do thiếu khoáng; kích thích tôm ăn mạnh, giảm hệ số thức ăn.

Tài liệu tham khảo: TS. Bùi Quang Tề (2003), Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp

Image reference: https://romibbl.wixsite.com/rominovriadi/blog/date/2016-01

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Zalo