Bắc Giang: Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022

Nhằm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, ngăn ngừa sự phát sinh của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn, hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần sản xuất chăn nuôi, nuôi thủy sản phát triển ổn định, bền vững, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng chống dịch bênh, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022.

Kế hoạch đặt ra yêu cầu đối với việc thực hiện công tác phòng chống dịch phải có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, huy động được hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản kịp thời, hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực; thực hiện quản lý, giám sát dịch bệnh đến từng địa phương, đến hộ chăn nuôi, nuôi thủy sản nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Theo đó, các địa phương cần kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật; phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát…, kịp thời pháp hiện những tồn tại, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất và kiểm tra, đánh giá các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến kinh doanh thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các hoạt động hành nghề thú y, buôn bán thuốc, chế phẩm sinh học…để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn; tiêm phòng vắc xin; giám sát dịch bệnh; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Khi có dịch bệnh xảy ra cần nhanh chóng điều tra, xử lý ổ dịch, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và dịch bệnh thủy sản theo quy định. Riêng đối với các bệnh mới chưa được bổ sung vào danh mục hoặc bệnh chưa xác định được nguyên nhân, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các biện pháp điều tra, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kinh phí mua vật tư chống dịch, vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch, hóa chất khử trùng tiêu độc đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống dịch theo quy định.

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là hơn 3,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí phòng chống dịch thường xuyên hơn 2,1 tỷ đồng, kinh phí dự phòng phòng chống dịch bệnh 503 triệu đồng, kinh phí thực hiện phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi hơn 1 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí tiêm phòng đối với các bệnh: cúm gia cầm, lở mồm long móng. Các đối tượng còn lại người chăn nuôi chủ động tự tiêm phòng vắc xin bắt buộc theo quy định.

Để thực hiện các nội dung theo Kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch của tỉnh tại các địa phương.

Phối hợp với các ban, ngành, cơ quan liên quan xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về Luật Thú y, các văn bản quy phạm pháp luật về thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y cấp cơ sở về công tác giám sát, xác minh, xử lý ổ dịch; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, quản lý các loại thuốc, vắc xin và vật tư thú y lưu hành trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các Sở, ban, ngành khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp trong công tác phòng chống dịch, thực hiện lồng ghép các hoạt động khác để tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống dịch.

Ánh Nguyệt

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM