Bà Rịa – Vũng Tàu: Hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2022

Căn cứ vào tình hình dự báo diễn biến của thời tiết và tùy theo từng đối tượng nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Ảnh minh họa

Căn cứ văn bản số 2236/TCTS-NTTS ngày 17/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc thực hiện khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022 và tình hình diễn biến thời tiết trên địa bàn, để phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản đề ra trong năm 2022, Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với các ngành và địa phương liên quan xây dựng khung lịch mùa vụ nuôi trồng thuỷ sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, tùy vào từng đối tượng nuôi thời gian thả nuôi các loại thủy sản chủ lực trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể như sau:

 

 

Mật độ thả nuôi: tính theo trọng lượng vật nuôi, tối đa là 15 kg/m3 tùy theo loài.

Từ  tháng 1 đến tháng 10

Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản theo mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát hoàn toàn điều kiện nuôi: Các cơ sở nuôi ứng dụng công nghệ cao, cơ sở hạ tầng đảm bảo không chịu ảnh hưởng của thời tiết, chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh thì có thể thả giống quanh năm; nhưng yêu cầu các cơ sở phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ngoài ra, tùy theo tình hình diễn biến thực tế của thời tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng để đạt được hiệu quả cao trong mùa vụ, các cơ quan quản lý cũng đã có những khuyến cáo đối với các hộ nuôi trong quá trình thả nuôi giống thủy sản, theo đó:

Khuyến cáo cơ sở, hộ dân nuôi tôm nước lợ sử dụng con giống cỡ lớn qua ương dưỡng; áp dụng các mô hình nuôi hiệu quả như: mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn; mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, tuần hoàn, ít thay nước…

Đối với vùng nuôi tập trung nên thả giống chia đều khoảng cách hợp lý để tránh sốt giá con giống và không nên thả giống cách nhau khoảng thời gian quá dài để hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh trong vùng.

Đặc biệt, trong các tháng 3,4,5/2022 dự báo cao điểm của nắng, nóng, xâm nhập mặn: Để tránh thiệt hại cho người nuôi tôm khuyến cáo các vùng/cơ sở nuôi tôm không chủ động được nguồn nước, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo không nên thả nuôi.

Người nuôi phải thường xuyên theo dõi tin nhắn (SMS) qua điện thoại về kết quả quan trắc cảnh báo môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản để chủ động trong công tác quản lý môi trường nước nuôi.

Chỉ sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản và các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp, giáp xác trong nuôi trồng thủy sản; chấp hành nghiêm thời hạn ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức sản xuất vì cộng đồng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; thủy sản chết và chất thải của ao bị bệnh phải thu gom, xử lý kịp thời. Người lao động, dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với bùn, nước khi di chuyển từ ao này sang ao khác phải được vệ sinh để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh (tránh dùng chung); không được thải nước từ ao nuôi ra kênh cấp nước của vùng nuôi và thải nước chưa xử lý ra môi trường tự nhiên.

Đối với hình thức nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh nên sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để ổn định môi trường nước và xử lý sạch nền đáy ao nuôi; thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để đề phòng bão, lũ lụt, triều cường có thể xảy ra; chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu và lệnh di tản khi có thiên tai.

Đối với các cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè (trên sông Chà Và, sông Dinh thuộc địa bàn thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và sông Mỏ Nhát thuộc địa bàn thị xã Phú Mỹ) cần chú ý theo dõi đến chất lượng nguồn nước và các hoạt động của thủy sản nuôi khi có dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý:

Nguyễn Bình

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM TRONG GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ ĐỘ MẶN TRONG AO TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM