Trong nuôi tôm, nguồn nước thể hiện rất nhiều dấu hiệu để có thể nhận biết tình trạng sức khỏe tôm. Vì vậy, việc thay nước cho tôm là một trong những công việc quan trọng của người nuôi.
Để đảm bảo duy trì chất lượng nước, việc thay nước ao tôm định kỳ là biện pháp vừa giúp tiết kiệm chi phí và vừa giúp tôm khỏe mạnh ngăn ngừa dịch bệnh. Việc thay nước định kỳ sẽ giúp nồng độ amonic trong ao ổn định và hạn chế tình trạng stress khi biến động môi trường hoặc chuyển giai đoạn ở tôm.
- Nhận biết thời điểm cần thay nước cho ao nuôi
Thay nước cho ao nuôi tôm cần đúng thời điểm thích hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính chất cũng như môi trường nước ao nuôi. Vì vậy, bà con chỉ nên tiến hành thay nước ao nuôi tôm khi môi trường nước ao nuôi kém, biểu hiện qua việc:
– Nước ao đục, do ao nuôi chứa nhiều phèn, chất thải. phân tôm, xác tôm.
– Ao nuôi nhiều tảo, lượng tảo dày đặc sẽ cản trở oxy của tôm, làm tôm chậm sinh trưởng, phát triển kém.
– Nồng độ NH3, NO2, H2S trong ao nuôi vượt ngưỡng cho phép. Tôm xuất hiện tình trạng bơi lờ đờ, tấp mé bờ và chết rải rác.
- Mục đích của việc thay nước
Điều chỉnh nhiệt độ nước: Thay nước giúp điều hòa nhiệt độ nước ao nuôi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, duy trì nhiệt độ nước trong phạm vi tối ưu cho sự phát triển và sức khỏe của tôm.
Ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn quá mức, đặc biệt là trong mùa khô.
Tăng nồng độ oxy hòa tan (DO): hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tôm và ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy.
Loại bỏ thực vật phù du dư thừa
Giảm nồng độ Amoniac, Nitrat hoặc Nitrit.
Loại bỏ sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, ngăn cản sự tích tụ của các chất có thể gây hại.
Ngoài việc duy trì chất lượng nước, việc thay nước còn có tác dụng thay thế lượng nước bị mất do bay hơi hoặc rò rỉ tự nhiên, giúp duy trì sự ổn định của lượng nước ao nuôi.
Hướng dẫn thay nước cho ao nuôi tôm
Đầu tiên bà con cần đảm bảo nguồn nước thay phải được xử lý kỹ lưỡng trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Nếu không, chẳng khác nào đang đưa vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho tôm.
Cụ thể, nguồn nước cấp phải được lấy từ ao chứa, áo lắng. Nước từ ao lắng cần được xử lý Chlorine liều 30kg/1.000m3. Sau đó, bà con cần tiến hành kiểm tra hàng ngày các chỉ tiêu trong nước gồm DO, pH, nhiệt độ, độ mặn, độ trong. Với khí độc NH3, H2S, độ kiềm cần kiểm tra 3 – 5 lần/ngày đảm bảo giá trị các thông số đúng quy định. Khi các yếu tố trên đáp ứng mới tiến hành thay nước.
Lưu ý, bà con cần chạy quạt liên tục đến khi hết dư lượng Chlorine mới bơm nước vào ao, đồng thời nên sử dụng túi lọc để khử trùng.
Các lưu ý và tỷ lệ phần trăm khi thay nước cho ao nuôi tôm
- Tránh thay nước trước 30 – 40 ngày nuôi.
- Chỉ cấp thêm từ 10 – 20% nước từ nguồn dự trữ ở ao chứa để ổn định môi trường. Lượng nước thay đổi hằng ngày được khuyến khích là 10 – 30%. Khi hàm lượng Amoniac tăng đột biến, nên tăng tỷ lệ trao đổi nước, tăng quạt.
- Sau 2 tháng thả nuôi cần thay nước tầng đáy định kỳ, thường xuyên kiểm tra bùn đáy ở khu vực cho ăn. Nếu bùn đáy màu đen, nhiều tảo thì cần loại bỏ tảo, kết hợp thay nước 15 – 20%. Sử dụng men vi sinh BZT để phân hủy chất hữu cơ, giảm thức ăn trong 2 ngày, thay nước 15 – 20% kết hợp bơm hút bùn ở đáy, quạt nước, sục khí tăng cường oxy.
- Khi độ trong ao giảm do đất sét sau mưa to chỉ nên thay 10 – 15% nước. Khi tảo phát triển mạnh, màu nước đổi, pH dao động ngày > 0,5 cần thay tối thiểu 30% lượng nước. Nếu độ trong thấp 20 – 25cm màu nước xanh đậm đặc do tảo lam phát triển thì thay 10 – 20% lượng nước kết hợp bón vô đen. Nếu độ trong > 50cm thì cần thay 10 – 15% lượng nước, sau đó bón phân cho ao.
Cách quản lý ao tôm ít thay nước
Mặc dù thay nước cho ao nuôi tôm giúp tăng độ trong cho ao nuôi, cung cấp muối, dinh dưỡng, tăng hàm lượng oxy, điều chỉnh pH và các chất độc. Tuy nhiên, việc thay nước cho ao nuôi tôm không được khuyến khích. Nguyên nhân là vì khi thay nước cho ao nuôi tôm sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, các mầm bệnh tấn công gây hại cho tôm. Nỗi lo này càng đáng ngại hơn khi:
- Người nuôi không biết cách thay nước cho ao nuôi tôm đúng chuẩn.
- Người nuôi không hiểu rõ bản chất của chất lượng nước, các giải pháp xử kỹ thuật, sức khỏe tôm và cân bằng hài hòa giữa các yếu tố cùng một thời điểm.
- Nguồn nước xung quanh hiện nay thường chứa nhiều mầm bệnh, nếu không xử lý tốt, chẳng khác nào gây hại cho tôm.
Chính vì vậy, để hạn chế thay nước, bà con cần chú ý đảm bảo chất lượng nguồn nước ao tôm. Một trong những cách hiệu quả là bổ sung thêm các chủng vi sinh vật có khả năng làm sạch nước vào ao. Chỉ khi tạo được hệ vi sinh vật có lợi mới kiểm soát tốt các yếu tố gây hại, ức chế vi sinh vật gây bệnh, phòng ngừa các khí độc, đồng thời tạo môi trường lý tưởng giúp tôm phát triển tốt nhất.
Chúc bà con có vụ mùa thành công.