MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM

Tôm là loài động vật thủy sinh, chúng sống và phát triển hoàn toàn trong nước. Nước không chỉ là nơi cung cấp oxy cho quá trình hô hấp mà còn là môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh học của tôm. Người nuôi cần đáp ứng tất cả các tiêu chí về thủy lý hóa nhằm giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Khi nước nuôi không được quản lý tốt, các chất cặn bã, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ tích tụ, làm giảm chất lượng nước. Nước bẩn làm tăng nồng độ các chất độc hại như amoniac và nitrite, khiến tôm bị stress, giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc bệnh. 

Nước bẩn cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Đặc biệt, trong các ao nuôi có mật độ cao, việc kiểm soát chất lượng nước kém có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt, làm giảm năng suất và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi. 

  • Các yếu tố của nước ảnh hưởng đến tôm 

Ø  Nhiệt độ

 Nhiệt độ phù hợp để nuôi tôm sú là 280C – 300C và tôm thẻ là 250C – 300C. Nếu nhiệt độ biến động từ 30C -50C thì tôm sẽ giảm sức ăn ít nhất 30% (Khi nhiệt độ giảm 10C thì mức độ thèm ăn của tôm giảm 10%).

Ø  Độ mặn

 Độ mặn quá cao hay quá thấp sẽ ảnh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm

  • Suy giảm sức đề kháng
  • Gây nên bệnh phân trắng, gan tụy cấp tính.
  • Biến đổi chỉ số môi trường (pH, độ kiềm, oxy).

Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng trong môi trường có độ mặn phù hợp. Tôm thẻ chịu được độ mặn từ 2 – 40‰ sinh trưởng tốt nhất trong 10 – 25‰. 

Còn tôm sú thì 3 – 45‰ và thích hợp nhất ở 15 -20‰. 

Ø  Độ trong

  • Độ trong của nước giúp dự đoán tình trạng dinh dưỡng trong ao. Nước quá trong là ao đang thiếu dinh dưỡng. Nước quá đục là ao dư dinh dưỡng. Bà con cần quan sát thường xuyên để không tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
  • Cách kiểm tra đơn giản nhất là bà con cho cánh tay xuống ao đến khuỷu tay. Nếu không thấy bàn tay là độ trong phù hợp.
  • Độ trong cho các ao nuôi tôm thường là 30 – 45cm.
  • Nước quá trong, bà con cần kiểm tra lại nồng độ pH. Nếu pH thấp thì cần bón thêm vôi. Ngoài ra, kết hợp bón phân, sử dụng sản phẩm gây màu nước nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo môi trường phù hợp cho tảo phát triển.

Ø  Oxy hòa tan trong nước

  • Hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp có thể khiến tôm chết hàng loạt. Vì vậy, cần duy trì ổn định hàm lượng oxy hòa tan từ 4 mg/l trở lên.
  • Lắp dàn quạt nước tạo dòng nhằm hạn chế nước bị phân tầng. Kết hợp hệ thống sục oxy đáy để giải phóng khí độc. Hạn chế sự phát triển của tảo dày đặc để không mất lượng oxy hòa tan trong ao.
  • Biệu hiện ao tôm thiếu hàm lượng oxy hòa tan:
  • Tôm tập trung gần mặt nước, vị trí dẫn nước vào ao hoặc dọc bờ ao.
  • Tôm hạn chế di chuyển nhưng tăng tốc độ hô hấp.
  • Nặng hơn là tôm có thể hôn mê và chết.

Ø  Độ pH

  • Độ pH thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển sẽ nằm trong khoảng 7,2 – 8,8.
  • Độ pH trong ao thường tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm. Vì vậy, người nuôi cần kiểm tra nồng độ pH mỗi ngày, ít nhất là 2 lần.
  • Nếu độ pH thấp, cần bón thêm vôi.

                                          Biến động của pH đối với tôm

Ø  Khí CO2

Khí CO2 (Carbon Dioxide) cần thiết cho sự quang tổng hợp của các sinh vật phù du. Giúp tao đủ lượng oxy cho tôm. Tuy nhiên, nếu lượng CO2 quá nhiều, người nuôi cần gia tăng sục khí để loại bớt CO2 ra khỏi môi trường nước.

Ø  Độ kiềm

  • Độ kiềm nằm trong khoảng 20 – 50mg/l sẽ phù hợp cho sinh vật phù du cũng như tôm sinh trưởng. Ao hồ có độ kiềm cao có thể khống chế được sự thay đổi của pH.
  • Chất kiềm cần thiết vì nó là chất đệm, nguồn cung cấp CO2 cho hiện tượng quang tổng hợp.

Ø  Độ cứng

Độ cứng của nước được tính bằng mg/l của chất CaCO3, với các tên gọi sau:

  • 0 – 75 ppm CaCO3: Mềm
  • 75 – 150 ppm CaCO3: Hơi cứng
  • 150 – 300 ppm CaCO3: Cứng
  • Trên 300 ppm CaCO3: Rất cứng

 Nước có độ cứng trong khoảng 20 – 150 ppm thì phù hợp nhất.

     Biện pháp quản lý nước hiệu quả 

Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên: Người nuôi cần sử dụng các thiết bị đo để kiểm tra các chỉ số như pH, nhiệt độ, độ mặn và oxy hòa tan hàng ngày. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 

Sử dụng hệ thống sục khí và quạt nước: Đảm bảo lượng oxy hòa tan luôn đạt mức tối ưu, đặc biệt trong các thời điểm ban đêm và khi trời mưa. 

Quản lý thức ăn: Tránh cho tôm ăn quá nhiều để hạn chế thức ăn thừa rơi xuống đáy ao và phân hủy, gây ô nhiễm nước. 

                                         Men vi sinh xử lý đáy BP TOP

Xử lý nước và đáy ao định kỳ: Loại bỏ các chất thải, bùn và cặn bã tích tụ. Bà con nên sử dụng định kỳ men vi sinh xử lý nước và đáy ao nhằm duy trì môi trường nước luôn ổn định, đồng thời cũng là cách bổ sung lợi khuẩn cho ao giúp tôm khỏe mạnh hơn.

Nước nuôi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Việc duy trì chất lượng nước ổn định, đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp là rất cần thiết. Do đó, người nuôi cần đặc biệt chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát chất lượng nước một cách khoa học và chặt chẽ. Biopro Khánh Hòa luôn là đối tác đáng tin cậy, sẵn sàng cùng bà con nuôi tôm. Kính chúc bà con có vụ mùa bội thu.

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
4
THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CÙNG ENZYME TIÊU HÓA
CREATOR: gd-jpeg v1
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG GẮT
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM