CÁC ENZYME ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀO NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Enzyme được sử dụng cho ngành nuôi trồng thủy sản

Enzyme là những phân tử protein có khả năng xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể sống. Enzyme dùng trong nuôi trồng thuỷ sản là những enzyme có chức năng phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn và môi trường nước thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể thuỷ sản có thể hấp thu và sử dụng.

Enzyme được sản xuất bởi các sinh vật sống, từ động vật và thực vật bậc cao đến các dạng đơn bào đơn giản nhất. 

  • Từ vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus lentus, Bacillus amyloliquifaciens và Bacillus stearothermophils;
  • Từ nấm: Triochoderma longibrachiatum, Asperigillus oryzae, Asperigillus niger và nấm men.

Trong khi ở động vật, quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện bởi hệ tiêu hóa của động vật và bởi các vi sinh vật sống trong đường ruột. Vi khuẩn có trong đường ruột của tôm và cá là những nhà máy sản xuất rất nhiều enzyme thủy phân protein. Chúng cũng có thể sản xuất cellulase ở mức vừa phải.

Lợi ích mà enzyme mang lại 

Hình ảnh minh họa cho sự phát triển của tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, mục đích chính của enzyme là cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong giai đoạn ấu trùng thì vật nuôi thường thiếu một số enzyme quan trọng do đường ruột còn kém phát triển, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, gia tăng tỷ lệ chết. Ở giai đoạn trưởng thành, một số động vật thủy sản cũng sẽ thiếu một số enzyme nhất định. Các enzyme này có tác dụng làm tăng sự sẵn có của các chất dinh dưỡng, cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của vật nuôi.

  • Giai đoạn trưởng thành, cơ thể động vật thủy sản có thể tự sản sinh một số enzyme quan trọng để tiêu hóa thức ăn, bên cạnh đó hệ vi sinh vật hữu ích trong đường ruột cũng tiết enzyme để tham gia vào quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thành phần thức ăn ngày nay có nhiều chất khó tiêu hóa, thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, do đó hàm lượng và loại enzyme nội tại cơ thể động vật thủy sản không đủ để đáp ứng quá trình phân hủy này dẫn đến các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Động vật thủy sản có thể nhiễm các bệnh phân trắng, tổn thương các thụ thể hấp thu dinh dưỡng, đi phân sống và gây ô nhiễm môi trường.
  • Ngoài ra, enzyme còn làm giảm mạnh sự tích lũy mùn bã hữu cơ, thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ, đặc biệt trong điều kiện nuôi thâm canh, ở nền đáy nơi mà phần lớn hoạt động điều diễn ra trong điều kiện thiếu oxy. Enzyme giúp gia tăng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động bằng cách phân hủy hữu cơ, tạo ra nhiều bề mặt hoạt động hơn cho vi sinh vật hữu ích phát triển.

Các loại enzyme được sử dụng cho thủy sản

1.Cellulase

Hệ enzyme Cellulase có tác dụng phân hủy vách cellulose, hoạt động ở pH tối ưu từ 4-5, nhiệt độ 450-500. Tuy nhiên hoạt tính sẽ bị mất hoàn toàn ở 800 trong vòng 10-15 phút. Chúng được chia làm 3 loại:

1,4-β-D-glucancellobiohydrolase

1,4-β-D-glucanhydrolase

β-D- glucoside glucohydrolase

  • Trong ao nuôi thủy sản, chúng có tác dụng phân hủy xác tảo tàn, giúp duy trì màu nước tốt hơn.

2.Amylase

Hệ enzyme này có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường. Hai loại enzyme phổ biến nhất trong hệ enzyme này là α-amylase và β-amylase. Bên cạnh đó, chúng có tác dụng phân hủy các thành phần thức ăn có bản chất là tinh bột giúp vật nuôi hấp thu tốt hơn.

3.Protease

Hệ enzyme này có tác dụng thủy phân đạm cho ra sản phẩm cuối cùng là các acid amin, giúp vật nuôi dễ hấp thu dinh dưỡng. Chính vì đặc tính này, mà đây được xem là một trong những enzyme có tác động nhiều nhất đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Tùy theo giới hạn pH hoạt động của chúng , mà chúng được chia ra làm 3 loại:

         Protease acid: pH 2-4

         Protease trung tính: 7-8

         Protease kiềm: 9-11. 

4. Lipase

Hệ enzyme này thuộc nhóm enzyme hydrolase, có tác dụng thủy phân các liên kết ester, tạo ra sản phẩm cuối cùng là các acid béo và glycerol.  Hoạt động của enzyme này giúp vật nuôi hấp thu tốt hơn các acid béo có trong thành phần thức ăn.

  • Các giai đoạn cần bổ sung enzyme  

Nguyên lí làm việc chung của các enzyme 

Giai đoạn vật nuôi còn nhỏ: Lúc này các cấu trúc, chức năng hệ tiêu hóa của vật nuôi chưa phát triển đầy đủ, cần bổ sung enzyme để vật nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Giai đoạn vừa hết bệnh: Cơ thể vật nuôi lúc này cần hấp thu dinh dưỡng, để phục hồi tăng trưởng sau một thời gian bị suy yếu do dịch bệnh 

Môi trường bất lợi và vật nuôi có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn: Lúc này cơ thể vật nuôi đang trong giai đoạn mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài, cần bổ sung enzyme để hỗ trợ chức năng tiêu hóa của vật nuôi, cũng như phân hủy đi lượng thức ăn dư thừa, hạn chế rủi ro dịch bệnh.

Sử dụng enzyme đặc hiệu kết hợp với chế phẩm vi sinh là một hướng đi lâu dài, bền vững vừa tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Và quan trọng hơn, hai yếu tố này giúp gia tăng lợi nhuận lâu dài cho người nuôi. Mọi người cần hỗ trợ sản phẩm men vi sinh tiêu hóa hoặc các loại enzyme, vui lòng liên hệ qua số hotline 0911.121.781

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM