Tăng trọng cho tôm là sự kết hợp của nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của tôm nuôi giúp lớn nhanh. Tạo màu sắc đẹp tránh tình trạng xanh da trời cho tôm giúp tôm nhìn được bắt mắt, hấp dẫn. Men vi sinh tiêu hóa bổ sung khoáng cho tôm và thủy sản dùng trong những trường hợp tôm sú hoặc tôm thẻ có dấu hiệu bị óp thân, bị bọp, hoặc tôm sau 30 ngày thì nên dùng kết hợp rất hiệu quả cho tôm.
Sau khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh thì nên dùng lại khoáng để giúp bồi bổ tôm nuôi, kích thích tôm bắt bồi tăng cường cho tôm tính thèm ăn để giúp tăng thêm quá trình trao đổi chất giúp tôm nhanh lớn hơn trong thời gian ngắn.
Tôm nuôi tăng trưởng và phát triển tốt là niềm vui của biết bao người nuôi tôm, nó chính là động lực để mang đến năng suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây nuôi tôm không như mong đợi, tôm còi, chậm lớn. Điều này là nỗi khổ tâm của nhiều bà con. Vậy có phương pháp nào để giúp tôm có thể lớn khỏe và hạn chế hao hụt ???
Hình ảnh một mùa thu hoạch thành công
Để đạt được một mùa vụ thành công, quý bà con cần chú ý một số vấn đề sau:
Về con giống
Đây có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của con tôm, chiếm 80% tỷ lệ thành công trong nuôi tôm.
Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch mầm bệnh đầy đủ, tôm đạt chuẩn đầu ra có đầy đủ chứng từ lưu hành là tôm hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, giống trôi nổi ngoài thị trường, tôm có khả năng nhiễm bệnh cao, sức đề kháng tôm yếu, dễ nhiễm bệnh nếu có sự thay đổi thất thường của môi trường nước. Từ đó, tôm không những tăng trưởng kém mà còn có thể chết rải rác hoặc toàn bộ.
Kiểm soát môi trường nước
Để kiểm soát được tốt chất lượng nước, ngay từ giai đoạn cải tạo ao trước khi thả nuôi, quý bà con nên tuân thủ theo các quy trình cải tạo ao và xử lí nước đầu vụ.
Trong giai đoạn bắt đầu thả nuôi, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước trong nuôi tôm như: độ pH, độ kiềm, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan, độ phèn, các chỉ tiêu khí độc như NH3, NO2, H2S,…trong ao có ổn định hay không để sớm phát hiện và tìm cách xử lý càng sớm càng tốt.
Quy trình cải tạo ao đầu vụ
Nhiệt độ
Nhiệt độ nước ao nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của tôm. Đối với tôm sú, tôm thẻ mức nhiệt độ tối ưu là 280C – 300C.
Oxy hòa tan (DO)
Lượng oxy hòa tan thích hợp cho ao nuôi tôm từ 5mg/l trở lên. Để đảm bảo luôn cung cấp đủ oxy cho tôm hô hấp, hãy lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt nước cho ao nuôi. Ngoài ra, không nên bón thừa phân hoặc thừa nhiều thức ăn để hạn chế sự phát triển của tảo.
Độ mặn
Đối với tôm thẻ độ mặn tốt nhất là 10 – 15‰ , với tôm sú độ mặn thích hợp là là 8 – 20‰
Độ trong
Độ trong thích hợp trong các ao nuôi tôm dao động từ 30 – 45 cm. Nếu độ trong quá cao, cần kết hợp kiểm tra độ pH. Nếu độ pH thấp, người nuôi cần kết hợp bón thêm vôi, phân hoặc sử dụng hóa chất gây màu để tăng thêm chất dinh dưỡng trong nước. Ngược lại, nếu độ trong thấp (nước có màu đục), người nuôi có thể thay nước hoặc sử dụng các loại muối vô cơ như (Al2(SO4)3) để cải thiện.
Độ pH
Độ pH phù hợp nằm trong khoảng 7.5 – 8.5. Nên kiểm tra độ pH vào lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều mỗi ngày để kiểm tra sự dao động của pH. Nếu độ pH quá cao (trên 9.0), có thể dùng “acid acetic ( giấm tây 1 lít /1000 khối nước ao) để giảm xuống. Trường hợp độ pH thấp có thể sử dụng CaO theo định lượng 7 – 10kg/ 1000m3 để cải thiện.
Bổ sung thêm khoáng, chất dinh dưỡng trộn vào thức ăn cho tôm ăn:
Việc bổ sung thêm khoáng chất, vitamin đặc biệt là vitamin C cho tôm là một cách tốt nhất để giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, giúp gia tăng sức đề kháng cho con tôm luôn khỏe mạnh, hạn chế sự xâm nhập và nhiễm các mầm bệnh trong môi trường nước. Bà con có thể sử dụng sản phẩm Khoáng sữa NAMI của nhà cung cấp Biopro Khánh hòa với liều dùng 5-8ml/1kg thức ăn, 2 lần trên tuần, dùng cho suốt mùa vụ.
Vitamin, khoáng cần thiết cho sự phát triển của tôm
Ngoài ra, việc bổ sung men tiêu hóa thủy sản thường xuyên còn giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm tiêu hao thức ăn, vừa giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh hơn, tôm thích ứng tốt với các điều kiện thay đổi thất thường của thời tiết.