MỐI NGUY LẠM DỤNG KHÁNG SINH TRONG THỦY SẢN

Trong nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các sản phẩm xử lý ao, cải tạo môi trường và thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi, mật độ nuôi càng cao thì mức độ sử dụng thuốc, hóa chất càng nhiều. Thông thường, thuốc kháng sinh được sử dụng để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách, bao gồm cả liều lượng và loại kháng sinh sử dụng đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thuỷ sản. 

  • Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh tại các trang trại không được kiểm soát:

– Phối hợp cùng lúc 2, thậm chí 3 loại kháng sinh để điều trị bệnh cùng 1 lúc.

– Liều dùng tăng dần ở lần điều trị sau, khi điều trị bệnh lần đầu chưa thuyên giảm.

– Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài, tần suất thường xuyên. Điều này gây khó khăn cho cơ chế tiết enzym tiêu hoá, giảm chức năng tiêu hoá, hấp thu, chuyển hoá thức ăn của hệ đường ruột tự nhiên. 

– Ngoài những kháng sinh chuyên biệt dùng trong nuôi thuỷ sản, người nuôi còn sử dụng kháng sinh dùng cho người, kháng sinh nguyên liệu, kháng sinh không rõ nguồn gốc, kháng sinh cấm…Tác động tiêu cực đến tôm, cá: Gây chậm lớn, chai còi, dị hình, dị tật, ảnh hưởng tỷ lệ sống.

  • Để việc sử dụng kháng sinh được hiệu quả hơn, an toàn hơn và tránh những tác hại của nó, chúng ta cần hiểu rõ về cơ chế tác dụng của chúng.
  • Kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn như các thuốc thuộc nhóm β lactamin, nhóm glycopeptide (vancomycin), nhóm polymycine (baxitracin).
  • Kháng sinh có tác dụng ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất như nhóm kháng sinh polymycine (colistin), gentamicin, amphoterricin.
  • Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosome, kết quả là vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. 

Kháng sinh- sử dụng hay lạm dụng

Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cá, tôm, bà con nên chú ý:

–  Thời gian dùng kháng sinh không quá 5 ngày,

–  Cần phải bổ sung chất giải độc gan như Sorbitol, Methionine, Choline, Inositol sau khi dùng kháng sinh.

– Sử dụng kèm hỗ trợ thêm chất tăng cường đề kháng như Beta glucan, Lipopolysaccharide, Peptidoglycan, vitamin C, B12

– Bổ sung Enzyme tiêu hoá, vi sinh đường ruột, phục hồi lại hệ sinh có lợi trong đường tiêu hoá cho cá, tôm.- Ổn định các thông số môi trường, hạn chế các thông số này biến động, gây sốc cho tôm, cá.

Sản phẩm giải độc gan BP Sorbichất phụ gia kháng khuẩn thay thế kháng sinh BIO Flamotin 

KHUYẾN CÁO BÀ CON NÊN DÙNG THUỐC ĐÚNG LÚC, ĐỦ LIỀU, ĐÚNG CÁCH ĐỂ CÓ MỘT MÙA VỤ THÀNH CÔNG.

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa

Địa chỉ: 42 Trần Phú, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa

Web: https://bioprokhanhhoa.com.vn/

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hoặc thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ: 0911.121.781

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM