6 yếu tố quyết định thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Dưới đây là 6 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả cũng như thành công của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

1.Mật độ thả (Stock density)

Mật độ thả nuôi tôm trong ao có tác động trực tiếp đến hiệu suất sinh trưởng và sản lượng trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tăng mật độ thả nuôi tôm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và làm chậm sự phát triển của tôm nếu nó không được hoạch định đúng cách. Mật độ thả giống trong nuôi tôm được quyết định bởi 3 yếu tố chính: nguồn vốn sẵn có, hạ tầng trang thiết bị nuôi, trình độ quản lý.

Phân loại hệ thống nuôi tôm dựa trên mật độ thả và thức ăn: (Áp dụng với tôm thẻ chân trắng)

Mô hình nuôi Mật độ thả Tầm quan trọng thức ăn công nghiệp với năng suất Tầm quan trọng của thức ăn tự chế với năng suất
Quảng canh

Thấp

2 – 3 con/m2

Không Rất quan trọng
 Bán thâm canh

Vừa

30 – 60 con/m2

Trung bình Trung bình
Thâm canh

Cao

60 – 100 con/m2

Quan trọng (Do hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp) Không
Siêu Thâm canh

Rất cao

100 – 300 con/m2

Cực kỳ quan trọng Không

 

2.Thức ăn cho tôm nuôi

Cũng giống như mật độ nuôi, mỗi hệ thống canh tác sẽ sử dụng một loại thức ăn khác nhau bao gồm các đặc điểm như hàm lượng protein, lipid, chất xơ … và độ ẩm. Ví dụ thức ăn có 35% protein thô, 7%lipid và 2% chất xơ được thiết kế cho hệ thống siêu thâm canh còn 35%protein thô, 7%lipid và 4% chất xơ được thiết kế hệ thống thâm canh và bán thâm canh.

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm hơn 50% tổng chi phí nuôi và có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ quá trình nuôi. Đối với tôm thẻ chân trắng nuôi với mô hình bán thâm canh đến siêu thâm canh thì thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp… Sử dụng thức ăn công nghiệp là giải pháp tối ưu về giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế . Tuy nhiên để tôm phát triển tốt cần sử dụng đúng loại thức ăn và đúng kích thước viên thức ăn theo một tỷ lệ nhất định cho từng thời kỳ phát triển của tôm nuôi.

Trong khi nuôi, chỉ sử dụng thức ăn chất lượng cao, cho tôm ăn đúng nhu cầu, không sử dụng thức ăn hết hạn sử dụng hoặc bị mốc. Hàng ngày nên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của tôm và mức độ sử dụng thức ăn để có sự điều chỉnh hợp lý. Loại bỏ thức ăn thừa và bùn thải ra khỏi lồng nuôi để tránh dịch bệnh cho tôm.

3.Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn

Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn FCR (Feed convertion ratio) là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho tôm ăn và tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích. Mỗi loài nuôi, mỗi loại thức ăn đều có hệ số chuyển đổi thức ăn khác nhau. FCR phụ thuộc vào các yếu tố như: Loài nuôi và chất lượng giống, chất lượng thức ăn và cách cho ăn, chất lượng nước nuôi. 

Mỗi loài nuôi sẽ có một hệ số FCR khác nhau: chẳng hạn như tôm thẻ là 1.1 – 1.3 còn tôm sú FCR dao động ở mức 1.6. Chất lượng con giống cũng ảnh hưởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn bởi tôm giống kém chất lượng vì tôm mẹ được cho đẻ nhiều lần hoặc tôm có gen chậm lớn hay mang mần bệnh còi thì tôm sẽ chậm tăng trưởng do đó tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên 1 đơn vị diện tích sẽ giảm. Để nâng hiệu quả nuôi và cải thiện FCR cần lựa chọn con giống ở cơ sở uy tính và phải xét nghiệm kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi.

Chất lượng thức ăn: Khi thức ăn có chất lượng thấp không đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ làm tôm chậm lớn và do đó FCR sẽ cao. Lượng thức ăn cho ăn: khi cho tôm ăn đúng và đủ với nhu cầu sẽ giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt đồng thời giảm tác động ô nhiễm môi trường từ thức ăn dư thừa.

FRC tăng khi chất lượng nước nuôi vượt ngưỡng chịu đựng của tôm sẽ dẫn đến tôm stress và bỏ ăn từ đó tôm dễ bệnh và chậm lớn.

4.Bón vôi trong nuôi tôm

Với mô hình nuôi mật độ càng cao thì việc bón vôi lại cực kỳ quan trọng ngoài việc cung cấp khoáng cho tôm bón vôi còn có các vai trò như:

• Nâng độ pH của nước có tính axit lên một giá trị trung tính hoặc hơi kiềm. 

• Tăng dự trữ kiềm trong nước và bùn ngăn chặn sự thay đổi đột ngột của pH. 

• Để thúc đẩy năng suất sinh học, vì nó tăng cường sự phân hủy các chất hữu cơ bởi vi khuẩn, tạo ra lượng ôxy và trữ lượng carbon tăng cao.

• Có thể kết tủa 1 phần chất hữu cơ bị lơ lửng trong nước. 

• Giảm nhu cầu oxy sinh học (BOD). 

• Tăng cường nitrat hóa do yêu cầu canxi của các sinh vật nitrat hóa. 

• Trung hòa ảnh hưởng có hại của một số chất như sulfide và axit. 

Do đó ngoài việc định kỳ 10kg/1000m3 nước cần bón vôi trước và sau khi mưa để hạn chế tác hại khi pH và kiềm giảm đột ngột.

5.Bổ sung khoáng cho tôm

Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản,vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể. Để tăng trưởng tôm nuôi cần hấp thụ 1 lượng khoáng nhất định trong thức ăn và môi trường nước. Nhưng với mật độ nuôi càng cao thì nhu cầu khoáng chất càng lớn và môi trường nước sẽ không đủ để đáp ứng. Đo đó việc bổ sung khoáng chất là thực dự cần thiết.

Có 2 cách bổ sung khoáng chất cho tôm: bổ sung khoáng chất thông qua môi trường nước và qua thức ăn.

Qua môi trường nước: hàm lượng khoáng bổ sung phụ thuộc 2 yếu tố 1 tỉ lệ khoáng chất, 2 độ mặn của nước. Tỉ lệ khoáng chất phù hợp cho tôm nuôi là:

 

Nồng độ ion khoáng trong ao có độ mặn thấp phải được tăng lên để tương ứng với nồng độ của chúng trong nước biển pha loãng cùng độ mặn. Để có được lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn nước (theo ppt) được nhân với các yếu tố cho từng khoáng chất.

Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn.

 

*Chú thích: Cột 1 là hàm lượng ion khoáng tiêu chuẩn ở nước có độ mặn 35ppt. Cột 2 là cấp số nhân.

Ví dụ: Nước ao nuôi tôm có độ mặn 4ppt để có được hàm lượng ion Ca trong nước đạt chuẩn cần bổ sung thêm 46.4 ppm từ là 4ppt x 11.6 (cấp số nhân ở trong bảng). Phép tính tương tự cho các loại khoáng khác (độ mặn > 2ppt).

6.Sục khí

Sục khí nhằm cung cấp đầy đủ oxy hòa tan trong ao nuôi đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Máy sục khí cho ao tôm cá là rất quan trọng nhất là với môi trường nuôi thâm canh và siêu thâm canh bởi công dụng của chúng không chỉ cung cấp oxy cho nước ao mà còn giúp tạo dòng chảy nhằm gom tụ chất thải vào hố xiphong.

Lựa chọn máy sục khí dựa trên: mật độ nuôi, công suất sục khí, hình dạng ao nuôi. 

Trích Tép Bạc 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
2
GIẢI PHÁP DIỆT RONG NHỚT, RONG ĐÁ TRONG VUÔNG TÔM
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM