β -GLUCAN ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hình ảnh thu tôm của người dân 

Hoạt động miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch tự nhiên gồm: lớp vỏ kitin, miễn dịch tế bào. Khi các tế bào lạ đi qua lớp vỏ kitin thì chúng sẽ bị ngăn cản quyết liệt bởi hệ thống miễn dịch thể và miễn dịch tế bào. Nhưng khi gặp các điều kiện môi trường, thời tiết bất lợi thì hệ miễn dịch cơ thể dễ bị suy yếu, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cũng giảm nhiều. Trong những năm gần đây, một số báo thủy sản, các nhà nghiên cứu bệnh tôm đã cho thấy rằng kết quả bất ngờ về hợp chất β-glucan, góp phần tăng cường sức đề kháng trên tôm.

β-glucan là hợp chất polysaccharides được cấu thành từ các monosacharide. Vị trí liên kết các monosaccharide hình thành nên những hợp chất với nhiều tên gọi khác nhau. β-glucan được sử dụng thành công như một nhân tố kích thích  miễn  dịch và đề kháng bệnh trên động vật thủy sản như tôm thẻ, tôm sú và các loại cá da trơn. Hợp chất này thường xuất hiện rất nhiều trong thành tế bào của nấm, vi khuẩn, vi tảo, rong biển. Hiện nay bệnh phổ biến trên tôm như:  hội chứng Taura (TSV) và hội chứng đốm trắng (WSSV), cũng như các bệnh do các tác nhân Vibrio alginolyticus và  Vibrio harveyi.  Do đó, sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh cho vật nuôi trong nuôi trồng thủy sản là một trong những  hướng  nghiên  cứu  và  ứng  dụng  đang được quan tâm trong đó có β –glucan. Vậy β-glucan kích thích hệ miễn dịch theo cơ chế nào?

Cơ chế chính của β-glucan kích thích hệ miễn dịch tự nhiên: sản xuất ra các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể. Kích thích tiết nhiều cytokines (chất trung gian hoạt hóa oxy) nhằm giết chết các mầm bệnh xâm nhập. 

Tác dụng của β-glucan  trong thủy sản

Mô phỏng hoạt động của  β-glucan 

Kích thích hệ miễn dịch trên cá

Cá có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, tuy nhiên β-glucan chỉ có tác dụng trên miễn dịch không đặc hiệu.

  • Miễn dịch dịch thể: β-glucan có tác dụng giúp tăng cường bổ thể (complement), interferon (IFN) và hoạt tính men lysozyme. Trong đó bổ thể có vai trò tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cá.
  • Miễn dịch tế bào: β-glucan có vai trò kích thích quá trình thực bào (phagocytosis) của tiểu thực bào (microphage) và đại thực bào (macrophage). Quá trình này sinh ra superoxide(O2), nitro oxide (NO), đây là các anion hóa mạnh có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh.

Kích thích hệ miễn dịch trên tôm

Tôm rất đặc biệt, chúng không có hệ miễn dịch đặc hiệu cho nên tất cả quá trình miễn dịch đều dựa vào miễn dịch không đặc hiệu.

  • Miễn dịch tế bào: β-glucan có khả năng kích thích quá trình melanin hóa (melanization) và quá trình thực bào (phagocytosis). Các bạch cầu có hạt (granular leucocyte) sản xuất ra melanin sẽ bao phủ và tiêu diệt tế bào vi khuẩn, sau đó phóng thích ra ngoài lớp vỏ kitin.
  • Miễn dịch dịch thể: β-glucan giúp kích thích quá trình sản sinh ra các peptid kháng khuẩn AMPs (antimicrobial peptides) như là crustin, ALF (antilipopolysaccharide factors), penaeidin, lectin, và lysozyme.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho anh chị, em và quý bà con có thêm kiến thức trong quá trình nuôi tôm, cá.

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Biopro Khánh Hòa

Web: https://bioprokhanhhoa.com.vn/

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ: 0911.121.781

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1
NGUYÊN TẮC THAY NƯỚC TRONG AO TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
58
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM
CREATOR: gd-jpeg v1
HIỆN TƯỢNG “TẢO NỞ HOA” LÀ GÌ? THIỆT HẠI GÂY RA TRONG AO TÔM
4
HIỆN TƯỢNG SỐC TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
NGUYÊN LIỆU
DANH MỤC SẢN PHẨM